
-
Hoa Sen lỗ hai quý liên tiếp với giá trị 1.567,18 tỷ đồng
-
Năm 2022, Tổng công ty 36 ghi nhận dòng tiền âm kỷ lục 409,2 tỷ đồng
-
Quý IV/2022, lợi nhuận Vosco giảm 84,1% khi giá cước vận tải biển lao dốc
-
Tân Tạo bất ngờ báo lỗ kỷ lục 329,83 tỷ đồng trong quý IV/2022
-
Bảo Việt cán mốc tài sản 8 tỷ USD, doanh thu hợp nhất năm 2022 tăng 8,1% -
Hụt lĩnh vực địa ốc, CIC Group ghi nhận lợi nhuận giảm 55,2% trong quý IV/2022
Vốn chủ sở hữu ước tăng lên 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận năm 2021 dự kiến đạt 2.800 tỷ đồng
Tại cuộc họp đại hội cổ đông bất thường vừa tổ chức, Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT đã nhận được sự đồng thuận của của cổ đông trong các phương án tăng vốn lần này.
Cụ thể, 100% cổ đông tham dự đại hội đã chấp thuận phương án chào bán khoảng 435 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ 1:1 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được quyền mua 1 cổ phiếu mới) và phương án sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu phát hành gần 348 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 10:8, để chia thưởng cho cổ đông. Giá chào bán cho đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu là 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn mức giá chào bán trong đợt phát hành tương tự hồi tháng 7/2021 (14.500 đồng/cổ phiếu).
Đối với kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) với tỷ lệ bằng 2% lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ cổ đông tán thành là 99%. Đây là lần đầu tiên VNDIRECT triển khai chương trình ESOP sau 15 năm hoạt đông. Kế hoạch tăng vốn này dự kiến thực hiện từ năm 2021 đến năm 2023, thời gian hạn chế chuyển nhượng do hội đồng quản trị quyết định tại thời điểm thực hiện phát hành.
Theo bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch HĐQT VNDIRECT, quy mô vốn chủ sở hữu hiện ở mức 9.300 tỷ đồng dự kiến tăng lên 13.000 tỷ đồng sau đợt phát hành này. Người đứng đầu công ty chứng khoán này tin rằng số vốn huy động thêm sẽ tiếp tục được sử dụng hiệu quả.
“Ở đợt tăng vốn trước, chỉ sau 2 tháng, VNDIRECT đã sử dụng hết và chạm trần trong tỷ lệ cho phép của Ủy ban chứng khoán. Tài sản cho vay margin hiện đã tối ưu tất cả. Nếu được tăng vốn kịp thời, công ty sẽ có thể đón nhận được chu kỳ tăng trưởng mới của công ty chứng khoán”, bà Phạm Minh Hương cho hay.
Đợt tăng vốn hồi tháng 7/2021 đã gia tăng đáng kể năng lực tài chính của VNDIRECT. Vốn điều lệ của công ty chứng khoán này đã tăng gần gấp đôi lên 4.349,5 tỷ đồng. Bà Vũ Lam Hương, Giám đốc Tài chính, cho biết lợi nhuận trước thuế năm 2021 dự kiến đạt 2.800 tỷ đồng. Như vậy, thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu bình quân (EPS) xấp xỉ 8.600 đồng.
Trước đó, trong 9 tháng đầu năm, công ty chứng khoán này thu về 1.937 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, EPS đạt 5.623 đồng. Theo dự kiến, lợi nhuận nhiều khả năng xác lập kỷ lục mới trong quý IV này. Cũng theo Giám đốc tài chính của VNDIRECT, kế hoạch kinh doanh mà công ty đề ra cho năm 2022 tương ứng với mức vốn điều lệ sau phát hàng là 3.800 tỷ đồng, tăng 35,7% so với năm 2021.
Tại cuộc họp cổ đông bất thường, Chủ tịch HĐQT Phạm Minh Hương cũng bỏ ngỏ về khả năng tiếp tục có thêm một phương án phát hành tăng vốn có thể ngay ở đại hội cổ đông tiếp theo. Ở đợt phát hành tới, công ty có thể xem xét phát hành riêng lẻ cho các tổ chức tài chính nước ngoài, cổ đông lớn.
Hồi đầu tháng 11, công ty chứng khoán này đã hoàn tất nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa từ 49% lên 100%. Ngoài để xác nhận lại quy định của pháp luật mà nhiều công ty chứng khoán đã sớm nâng room ngoài từ trước, đây còn là cơ hội tiếp cận nhà đầu tư nước ngoài lớn. Theo tiết lộ từ bà Phạm Minh Hương, hiện VNDIRECT đã có khá nhiều định chế tài chính tiếp cận, xem xét được tham gia. Có thể, ở đại hội cổ đông tiếp theo, công ty có cơ hội khi đã có nguồn vốn đủ lớn để phát hành riêng lẻ cho cổ đông nước ngoài hay các định chế tài chính lớn.
Kiềng ba chân của VNDIRECT
Lý giải cho quyết định tăng vốn lần này và xa hơn là kế hoạch phát hành tiếp theo, Chủ tịch HĐQT VNDIRECT cho biết quy mô vốn hiện nay dù lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng tiềm năng mà công ty có thể tiếp cận, Nhất là khi bối cảnh hiện tại có nhiều thuận lợi với VNDIRECT, bao gồm thuận lợi về thị trường và các điều kiện kinh doanh của công ty đã có tiền đề chuẩn bị để giữ được hiệu quả sử dụng vốn.
Theo bà Phạm Minh Hương, ba hoạt động kinh doanh chính của VNDIRECT hiện nay gồm dịch vụ chứng khoán. Đây cũng là mảng cần nhu cầu vốn lớn cho hoạt động cho vay ký quỹ (margin). Với việc phục vụ chủ yếu cho các khách hàng cá nhân, danh mục cổ phiếu cho vay là cổ phiếu có tính thanh khoản và rủi ro thấp, mảng hoạt động này khá hiệu quả.
Mảng dịch vụ chứng khoán là lĩnh vực mà VNDIRECT đang nắm giữ được thị phần lớn và đã xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, đóng góp tỷ trọng đáng kể trong kết quả kinh doanh.
Tuy nhiên, với quy mô bảng cân đối kế toán lớn cùng đội ngũ nhân viên đã bắt đầu đủ kinh nghiệm và khả năng kinh doanh như hiện tại, công ty đã đủ để mang lại giải pháp của định chế tài chính trung gian. Mảng kinh doanh thứ hai là thị trường vốn và cung cấp giải pháp tài chính trung gian. Mảng kinh doanh này mang về nguồn thu lớn từ lãi suất.
Và thứ ba là mảng bảo lãnh phát hành, thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đầu tư sau này. Đối với mảng bảo lãnh phát hành, năm 2021 là khoảng thời gian công ty đã kiện toàn điều kiện kinh doanh, đội ngũ tư vấn, đội ngũ khách hàng. VNDIRECT đang tập trung xây dựng mạng lưới khách hàng doanh nghiệp mà công ty đánh giá là có chất lượng, đại diện doanh nghiệp hàng đầu nền kinh tế. Quan trọng hơn, công ty đồng hành cùng doanh nghiệp để tạo ra hàng hóa như trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, giải pháp tài chính, với mục đích cuối là tạo ra hàng hóa tốt cho thị trường.
Chia sẻ về chiến lược kinh doanh năm 2022, bà Hương cho biết công ty sẽ vẫn tập trung vào ba năng lực lõi, gồm công nghệ, con người và xây dựng năng lực nghiên cứu sản phẩm và giải pháp tài chính phù hợp cho từng khách hàng mục tiêu. VNDIRECT may mắn có tập khách hàng đa dạng về mục đích và nhu cầu, qua đó, đội ngũ có cơ hội học và làm nghề, trưởng thành từ các nền tảng sản phẩm.

-
PAP kinh doanh 6 năm không ghi nhận doanh thu -
Angimex lỗ 139,3 tỷ đồng và mất khả năng thanh toán lãi 2 lô trái phiếu -
SMC ghi nhận lỗ 644,83 tỷ đồng -
Quý IV/2022, lợi nhuận Vosco giảm 84,1% khi giá cước vận tải biển lao dốc -
TTC AgriS hoàn thành 51% kế hoạch lợi nhuận trong 6 tháng nửa đầu niên độ -
Vicostone lãi 1.377 tỷ đồng trong năm 2022 -
Không còn lãi từ bán vốn VCD Riverbank, lợi nhuận quý IV/2022 của Bitagco giảm tới 81,6%
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)