
-
Samsung sử dụng điện mặt trời mái nhà cho nhà máy tại Việt Nam
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon
-
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
-
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon -
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay khi chuyển đổi xanh
Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến hơn 5 triệu người lao động Việt Nam, gần 85% doanh nghiệp gặp khó khăn và đặc biệt có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của nhóm yếu thế. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng đã ký Nghị quyết thông qua gói an sinh xã hội trị giá 62.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ người dân đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19. Điều này góp phần mang đến sự yên tâm cho người dân, khẳng định quan điểm nhất quán "không để ai bị bỏ lại phía sau" của Đảng và Nhà nước.
Là tập đoàn kinh tế nhà nước, Tập đoàn VNPT luôn đồng hành cùng các chính sách của Chính phủ và chia sẻ gánh nặng với người dân một cách thiết thực, hiệu quả nhất. Trước những tác động của dịch bệnh, mới đây, Tập đoàn VNPT chính thức triển khai chương trình ưu đãi đồng hành cùng gói an sinh xã hội của Chính phủ. Ước tính, tổng ngân sách của gói hỗ trợ này là hơn 300 tỷ đồng.
![]() |
VNPT triển khai chương trình ưu đãi đồng hành cùng gói an sinh xã hội của Chính phủ |
Gói hỗ trợ này được áp dụng đối với khách hàng đang sử dụng dịch vụ của VNPT và nằm trong danh sách các nhóm đối tượng được Sở Lao động Thương binh và Xã hội địa bàn cung cấp, gồm:
(1) Người có công với cách mạng.
(2) Hộ nghèo, cận nghèo.
(3) Người lao động tạm hoãn hợp đồng hoặc nghỉ việc không lương.
(4) Lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
(5) Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm.
(6) Hộ kinh doanh cá thể ngừng kinh doanh.
(7) Doanh nghiệp có lao động ngừng việc trong 3 tháng 4,5,6/2020.
(8) Doanh nghiệp có 50% lao động nghỉ việc.
Theo đó, các nhóm đối tượng (1), (3), (4) và (5) sẽ ưu đãi cước sử dụng dịch vụ di động VinaPhone. Cụ thể: Đối với thuê bao trả trước sẽ được tặng 20.000 đồng vào tài khoản chính; đối với thuê bao trả sau sẽ được giảm 20% cước sử dụng trong tháng bằng cách trừ vào hoá đơn cước tháng.
Nhóm đối tượng (2), (6) (7) và (8), VNPT sẽ tặng 20% cước sử dụng dịch vụ Internet cáp quang FiberVNN, Home và được trừ vào hoá đơn cước tháng của khách hàng. Chương trình ưu đãi sẽ áp dụng trong 3 tháng liên tiếp 5, 6 và tháng 7/2020.
Hiện, VNPT đang liên hệ với Sở Lao động Thương bình và Xã hội các tỉnh/thành phố để lập danh sách người dân được nhận ưu đãi. Đồng thời, Tập đoàn VNPT cũng sẽ gửi tin nhắn thông báo chính sách này đến các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của VNPT nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, rõ ràng trong việc hỗ trợ khách hàng.
Đây không phải là chương trình hỗ trợ cộng đồng và khách hàng của VNPT đầu tiên của Tập đoàn VNPT trong đợt dịch Covid-19. Trước đó, VNPT đã triển khai nhiều chính sách đến các đối tượng khác nhau trong xã hội, từ những y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch đến những hộ doanh nghiệp, gia đình, trường học.
Thời điểm dịch bệnh mới diễn ra tại Việt Nam, tất cả các trường học và cơ sở giáo dục trên toàn quốc đều được trải nghiệm miễn phí dịch vụ học trực tuyến E-learning của VNPT. Bên cạnh đó, VNPT cũng đã tăng gấp đôi tốc độ Internet cho các gói cước Home Combo với giá không đổi để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng trong thời gian giãn cách xã hội. VNPT-Vinaphone – đơn vị thành viên của VNPT cũng dành tặng các gói cước 0đ đến những y bác sĩ đang trực tiếp chiến đấu ở tuyến đầu chống dịch…
Tinh thần "tương thân tương ái" luôn là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh, đưa đất nước vượt qua bao thời điểm khó khăn, gian khổ. Giờ đây, trước những ảnh hưởng chưa từng có trong lịch sử mà dịch Covid-19 gây ra, VNPT triển khai chính sách hỗ trợ này với tin rằng rằng tinh thần ấy một lần nữa lại được thắp sáng, đưa Việt nam sớm vượt qua đại dịch.

-
Đề xuất lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Nông nghiệp công nghệ cao cần thêm nguồn lực từ doanh nghiệp -
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội: Hơn 1.000 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng hàng năm -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu -
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon -
Ngày Trái đất 22/4: Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế