-
Bảo vệ hàng Việt xuất khẩu trước "làn sóng" phòng vệ thương mại -
Kỳ tích xuất khẩu hơn 400 tỷ USD và dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế -
Xuất khẩu sang EU tăng thêm 8 tỷ USD nhờ sự bứt phá của một nhóm hàng lớn -
Tập đoàn Xuân Thiện: Mang những mùa xuân tươi đẹp về với Thành Nam -
Công ty cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ: Vạn con tim cùng chung nhịp đập -
Samsung - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam: Cùng Việt Nam vươn mình
Doanh thu giảm mạnh do Covid-19, khiến lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam âm hơn 500 tỷ đồng trong năm nay. Ảnh: Đ.T |
Giật gấu vá vai
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNR vừa ký Văn bản số 3133/ĐS-KHKD gửi Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, kiến nghị được giảm phí cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt.
Trước đó, ngày 16/11/2020, một văn bản có nội dung tương tự cũng đã được Tổng giám đốc VNR gửi đến 3 địa chỉ trên. Điều đó cho thấy, việc giảm phí cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt đang được “ông lớn” đường sắt coi là cứu cánh cho tình hình kinh doanh rất bết bát hiện nay do tác động tiêu cực của Covid-19.
Cụ thể, VNR xin giảm phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Thông tư số 295/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức độ thu, chế độ thu, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, từ mức 8% xuống còn 2% trên doanh thu kinh doanh vận tải đường sắt kể từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2021.
VNR tính toán, do tác động của Covid -19, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ toàn Tổng công ty trong năm 2020 là 2.563 tỷ đồng, trong đó doanh thu vận tải đạt 2.271 tỷ đồng, giảm 53% so với năm 2019 (4.270 tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế âm 538 tỷ đồng. Trong năm 2021, tình hình kinh doanh của VNR vẫn rất khó khăn, với doanh thu vận tải chỉ đạt 2.668 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế dự kiến âm 643 tỷ đồng.
Nếu như kiến nghị trên được các cơ quan chức năng chấp thuận, thì mức nộp ngân sách nhà nước về phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt mà VNR phải thực hiện trong năm 2020 sẽ giảm 160,1 tỷ đồng và 2021 năm ước giảm 179,5 tỷ đồng.
Hiện vướng mắc lớn nhất đối với kiến nghị giảm phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt là theo Điều 10, Luật Phí và Lệ phí, VNR không thuộc đối tượng miễn phí theo quy định pháp luật về phí.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ GTVT, việc đề nghị miễn, giảm các khoản phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt cho VNR để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với Covid-19 là có cơ sở.
Nguy cơ gãy dòng tiền
Theo ông Vũ Anh Minh, Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt. Trong khi những ảnh hưởng đợt 1 chưa được khắc phục xong, thì hoạt động sản xuất - kinh doanh lại tiếp tục bị ảnh hưởng đợt 2 của đại dịch Covid-19.
Lượng khách đi tàu và hàng hóa vận chuyển bị giảm mạnh so với năm 2019 đã làm sụt giảm doanh thu của VNR, dẫn đến lợi nhuận âm trong năm 2020 và dự báo tiếp tục diễn biến xấu trong những năm tiếp theo.
“Tổng công ty đã phải cắt giảm tối đa chi phí hoạt động, trong đó có những chi phí để đảm bảo công tác an toàn tổ chức chạy tàu. Tính đến cuối tháng 10/2020, VNR có 1.634 lao động (chiếm gần 30% tổng số lao động) phải nghỉ luân phiên và hoãn hợp đồng lao động, thu nhập bình quân của người lao động giảm 20% so với cùng kỳ, về gần với mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”, ông Minh cho biết.
Để không bị đứt gẫy dòng tiền, VNR đã có nhiều giải pháp cụ thể, như tiết giảm chi phí xuống mức tối thiểu, bố trí nhân viên nghỉ việc luân phiên để duy trì thu nhập lao động trực tiếp nhằm giữ chân người lao động; cắt giảm lương bộ phận gián tiếp; rà soát danh mục đầu tư và cho dừng hầu hết các khoản đầu tư, chỉ thực hiện các hạng mục đầu tư liên quan đến an toàn chạy tàu; tổ chức thêm các đoàn tàu hàng để bù đắp vào phần năng lực chạy tàu dư thừa do tàu khách bị giảm…
Do doanh thu sa sút quá mạnh, Tổng công ty và các doanh nghiệp vận tải vẫn đang hết sức khó khăn về dòng tiền để duy trì hoạt động và rất khó có thể tự khắc phục được việc thiếu hụt dòng tiền (ước số tiền tối thiểu cần được hỗ trợ để bù đắp phần thiếu hụt doanh thu năm 2020 là 320 tỷ đồng, năm 2021 là 350 tỷ đồng).
“Khoản giảm 6% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt của 2 năm 2020 và 2021 là khoản hỗ trợ của Chính phủ giúp VNR và các doanh nghiệp vận tải bù đắp được 50% thiếu hụt dòng tiền. Tổng công ty và các doanh nghiệp vận tải sẽ tự khắc phục 50% thiếu hụt dòng tiền còn lại và cố gắng thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đối với 2% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt còn lại”, ông Vũ Anh Minh cho biết.
Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải
-
Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng -
Công ty cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ: Vạn con tim cùng chung nhịp đập -
Samsung - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam: Cùng Việt Nam vươn mình -
Ngày Xuân nghe người trẻ nói chuyện khởi nghiệp -
Xuất khẩu sang Canada tăng trưởng ấn tượng -
Việt Nam chi 25,8 tỷ USD nhập khẩu dầu thô, khí đốt hóa lỏng, than đá -
Vietnam Airlines ước đạt lợi nhuận 7.267,4 tỷ đồng cả năm 2024
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết