
-
Công ty cổ phần Giải trí & Giáo dục Galaxy bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới
-
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục đề nghị quy định chiết khấu cố định cho khâu bán lẻ
-
Frasers Property khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội
-
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu muốn không bị “phân biệt đối xử”
-
Xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393-394 tỷ USD -
Khi doanh nghiệp phải kiến nghị khẩn cấp
![]() |
Việc bùng phát dịch Covid-19, đợt 2 đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch chạy tàu cùng các nỗ lực tăng sản lượng và doanh thu từ vận tải hành khách của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong năm 2020. |
Bộ GTVT vừa có công văn gửi Bộ Tài chính về giải pháp để khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Cụ thể, Bộ GTVT nhận thấy việc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị miễn, giảm các khoản phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và tiền thu cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 trong năm 2020 là có cơ sở.
Theo quy định hiện hành tại Thông tư số 295/2016-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính (quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do nhà nước đầu tư) là 8% trên doanh thu kinh doanh vận tải đường sắt cho cả năm 2020 (khoảng 213 tỷ đồng) và miễn trích nộp ngân sách nhà nước tiền thu cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định hiện hành tại Thông tư số 21/2008/TT-BTC ngày 4/4/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phương thức thu phí và mức thu phí, giá thuê sử dụng KCHTĐS quốc gia do Nhà nước đầu tư là 20% số thu cho cả năm 2020 (khoảng 14.6 tỷ đồng):
Do thẩm quyền quyết định việc miễn, giảm các khoản thu, nộp trên và việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như Quyết định số 84/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phương thức và mức thu phí, giá thuê sử dụng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư; Thông tư số 21/2008/TT-BTC ngày4/4/2008; Thông tư số 295/2016-BTC ngày 15/11/2016 không thuộc Bộ GTVT. Đồng thời, hiện nay Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là doanh nghiệp trực thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định hoặc báo cáo cấp thẩm quyền quyết định việc miễn, giảm các khoản thu, nộp nêu trên nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Đối với đề nghị cho phép lùi thời gian thực hiện về niên hạn sử dụng đầu máy, toa xe định kỳ thêm 0 năm so với thời gian quy định tại Điều 19 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ (quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đường sắt), Bộ GTVT cho biết là đang rà soát, xem xét, xử lý theo quy định.
Được biết, trong 8 tháng đầu năm, doanh thu của Công ty mẹ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạt 1.164,7 tỷ đồng, bằng 72,5% so với cùng kỳ và 55,5% kế hoạch năm; doanh thu hợp nhất toàn Tổng công ty đạt 4.088,5 tỷ đồng bằng 77,8% so với cùng kỳ và bằng 64,4% kế hoạch năm. Dự kiến cả năm 2020, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ lỗ trên 1.200 tỷ đồng.
Dịch Covid-19 tác động rất lớn đến hoạt động vận tải đường sắt. Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tính từ tháng 2 đến 5/2020 đã giảm khai thác 2.886 chuyến tàu so với cùng kỳ; tỷ lệ chiếm chỗ trên các đoàn tàu 6 tháng đầu năm cũng chỉ đạt trên dưới 56%.
Việc bùng phát dịch Covid-19, đợt 2 đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch chạy tàu cùng các nỗ lực tăng sản lượng và doanh thu từ vận tải hành khách của Tổng công ty. Chỉ trong 18 ngày kể từ ngày dịch Covid-19 đợt 2 (từ ngày 23/7 đến 09/8/2020) số lượng vé trả lại tương ứng với 34,4 tỷ đồng, doanh thu vận tải hành khách giảm hàng ngày.
Ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, để khắc phục ảnh hưởng của dịch Covid-19, Tổng công ty đang đề nghị Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng và các cơ quan có thẩm quyền xem xét các giải pháp hỗ trợ Tổng công ty vượt qua khó khăn.
Về các đề xuất của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Ủy ban đã dự thảo văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đối với 3 nội dung: Miễn, giảm khoản phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt 8% trên doanh thu vận tải cho năm 2020; Miễn trích nộp ngân sách Nhà nước 20% tiền thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020; Đánh giá, xem xét việc lùi thời gian thực hiện Nghị định 65/2018/NĐ-CP.
-
“Lãi suất cho vay trên 10%/năm, doanh nghiệp không có cửa để đầu tư, kinh doanh”
-
Công ty cổ phần Giải trí & Giáo dục Galaxy bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới
-
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục đề nghị quy định chiết khấu cố định cho khâu bán lẻ
-
Thép cán nguội nhập từ Trung Quốc tiếp tục chịu thuế từ 4,43 - 25,22%
-
Frasers Property khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội -
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu muốn không bị “phân biệt đối xử” -
Xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393-394 tỷ USD -
Khi doanh nghiệp phải kiến nghị khẩn cấp -
Bộ Tài chính nói Bộ Công thương quản lý xăng dầu là phù hợp -
Nhà sáng lập Novaland trở lại ghế Chủ tịch; Tổng giám đốc Trí Việt từ nhiệm; CEO Lê Hồng Minh gia nhập CLB nghìn tỷ -
Tháng 1/2023, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 47,4 điểm
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)