-
MB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu -
Ngân hàng Nhà nước sớm có giải pháp kiểm soát giao dịch liên quan tới tiền ảo, nhận diện giao dịch lừa đảo -
LPBank bổ nhiệm Phó tổng giám đốc là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin -
Thương vụ SCB X mua lại Home Credit Việt Nam dự kiến hoàn tất năm 2025 -
Trông đợi kịch bản tỷ giá năm 2025 -
10 điểm nhấn ngành ngân hàng năm 2024
Thương vụ M&A của Công ty bảo hiểm Cigna (Mỹ) có giá trị lớn nhất trong quý I/2018, với 67 tỷ USD |
Thị trường cổ phiếu và trái phiếu toàn cầu phát triển tốt trong quý I năm nay đã tạo thêm động lực cho lãnh đạo các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược M&A.
“Sự minh bạch về thuế đã tháo gỡ khó khăn cho một số giao dịch M&A vốn còn lưỡng lự chờ thời điểm thích hợp”, Anu Aiyengar, phụ trách bộ phận M&A khu vực Bắc Mỹ của Công ty JPMorgan Chase & Co. cho biết.
Theo số liệu sơ bộ của Công ty Thomson Reuters, giá trị các thương vụ M&A trên toàn cầu trong quý I năm nay tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái, song số lượng thương vụ lại giảm 10%, còn 10.338 vụ. Điều đó cho thấy, quy mô bình quân của các thương vụ M&A trong 3 tháng đầu năm nay lớn hơn rất nhiều.
Trong số các thương vụ M&A lớn nhất được thực hiện trong quý I năm nay có vụ Công ty bảo hiểm Cigna của Mỹ thâu tóm chuỗi dược phẩm Express Scripts Holding Co với giá trị 67 tỷ USD, vụ Công ty E.ON của Đức thâu tóm Công ty năng lượng tái tạo RWE với giá trị 38,5 tỷ USD.
Xét theo khu vực, tổng giá trị các thương vụ M&A trong quý I năm nay đã tăng gấp đôi tại châu Âu, tăng 67% tại Mỹ và tăng 11% tại châu Á.
“Môi trường kinh tế vĩ mô được cải thiện tại châu Âu đã làm tăng niềm tin cho các thương vụ M&A. Nhiều vụ M&A được chuẩn bị từ lâu và nay là thời điểm tốt để khai hoa kết trái, trong khi một số ngành, như dịch vụ công cộng, đang được định hình lại bằng làn sóng mở rộng quy mô”, Borja Azpilicueta, Trưởng bộ phận tư vấn EMEA của HSBC Holdings nhận xét.
Tại Mỹ, thị trường chứng khoán trong quý I/2018 bị xáo trộn bởi việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ đánh thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo đó, giá trị doanh nghiệp vẫn được định giá ở mức cao, song mức độ bất ổn đã tăng lên.
“Các công ty có xu hướng theo đuổi chiến lược M&A mạnh mẽ hơn, song giá trị doanh nghiệp vẫn được định giá ở mức cao và lãnh đạo nhiều doanh nghiệp gần đây đã thận trọng hơn với các thương vụ M&A lớn, bởi khó thuyết phục các nhà đầu tư về tiềm năng nâng cao giá trị ở những thương vụ như vậy”, ông Gilberto Pozzi, người phụ trách mảng M&A toàn cầu của Goldman Sachs cho biết.
Ở khía cạnh chống độc quyền, hiện cũng có một số vấn đề. Trong quý I năm nay, Bộ Tư pháp Mỹ đã ngăn chặn việc Công ty truyền thông AT&T của Mỹ mua lại Công ty truyền thông Time Warner với giá trị lên tới 85 tỷ USD, do lo ngại hai công ty này có thể lũng đoạn thị trường.
-
MB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu -
Ngân hàng Nhà nước sớm có giải pháp kiểm soát giao dịch liên quan tới tiền ảo, nhận diện giao dịch lừa đảo -
LPBank bổ nhiệm Phó tổng giám đốc là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin -
Thương vụ SCB X mua lại Home Credit Việt Nam dự kiến hoàn tất năm 2025
-
Vi vu Thái Lan không lo tiền mặt với QR Pay từ Eximbank -
Trông đợi kịch bản tỷ giá năm 2025 -
10 điểm nhấn ngành ngân hàng năm 2024 -
Bitcoin tăng vọt trở lại, “cá mập” tiếp tục nắm giữ -
Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 105.000 tỷ đồng; lãi suất năm 2025 chịu sức ép tăng tiếp -
Chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay -
Lãi suất huy động tăng nóng: Do thanh khoản hay ngân hàng vội cho vay "làm đẹp" số liệu?
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?