
-
Phấn đấu đến năm 2026 khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 km đường cao tốc
-
Quy chế làm việc của Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1
-
Động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng
-
Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn -
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
![]() |
Dự án của Tập đoàn Goertek (Hồng Kông, Trung Quốc) ở Khu công nghiệp WHA được điều chỉnh tăng vốn đầu tư từ 100 triệu USD lên 500 triệu USD. |
Dự án FDI rót vốn “khủng” vào miền Trung
Nghệ An đã bất ngờ vươn lên đứng thứ hai cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 1/2022 với 400 triệu USD. Trong đó, sau gần một năm triển khai, Dự án Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện của Tập đoàn Goertek (Hồng Kông, Trung Quốc) ở Khu công nghiệp WHA được điều chỉnh tăng vốn đầu tư từ 100 triệu USD lên 500 triệu USD.
Đây là một trong những dự án trọng điểm mà Nghệ An đã thu hút đầu tư và là dự án FDI lớn nhất cho đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh này. Ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, UBND tỉnh tin tưởng khi Dự án đi vào hoạt động, sẽ là động lực thu hút nhiều nhà đầu tư khác đầu tư tại Nghệ An, góp phần tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.
Trong khi đó, tại Quảng Trị, UBND tỉnh và tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group, Công ty cổ phần Năng lượng Hanwha (HANWHA), Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO), Tổng công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS) đã khởi công hợp phần kỹ thuật Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị). Với quy mô giai đoạn I là 1.500 MW, tổng vốn đầu tư hơn 2,3 tỷ USD (gần 54.000 tỷ đồng), đây là dự án điện khí lớn nhất tại Quảng Trị hiện nay.
Trước đó, cuối năm 2021, UBND tỉnh Bình Định đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất nhũ và màng mỏng công nghệ cao tại Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định (huyện Vân Canh) cho Tập đoàn Kurz (CHLB Đức). Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long nhận định, Dự án sẽ là động lực tạo sự gia tăng mạnh mẽ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là từ CHLB Đức và châu Âu, vào Bình Định.
Dự án đầu tư công tăng tốc
Thời gian qua, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã ưu tiên đầu tư và hoàn thành các trục nối liên tỉnh, liên vùng, hệ thống đường cao tốc, đường bộ, cảng biển, cảng hàng không. Bên cạnh đó, nhìn vào chủ trương của các địa phương, có thể thấy, thị trường bất động sản Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn nhiều tiềm năng để phát triển những vùng đất mới.
Cụ thể, TP. Đà Nẵng mở rộng không gian và phát triển các khu đô thị mới về hướng Tây, Tây Bắc theo hướng đô thị sinh thái, đô thị xanh; phát triển khu trung tâm Thành phố theo mô hình đô thị nén hiện đại; thí điểm tái thiết đô thị ở một số khu vực quận Hải Châu và Thanh Khê…
Về phát triển hạ tầng, TP. Đà Nẵng sẽ đẩy nhanh triển khai các dự án, công trình trọng điểm, trong đó xây dựng bến cảng Liên Chiểu - giai đoạn 1; mở rộng Nhà ga hành khách T1 Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, đầu tư tuyến kết nối giao thông sân bay về phía Tây; di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị; công trình vượt sông Hàn; nâng cấp, mở rộng các quốc lộ 14B, 14G, 14D, một số nút giao thông khác mức (Túy Loan, Liên Chiểu, Hòa Hiệp...); Khu công viên phần mềm số 2...
Trong khi đó, Quảng Nam sẽ đầu tư phát triển vùng ven biển trở thành chuỗi đô thị - trung tâm dịch vụ, du lịch - công nghiệp sạch - nông nghiệp công nghệ cao... Địa phương này phấn đấu đưa kinh tế biển và vùng ven biển của tỉnh phát triển mạnh, giữ vai trò chủ lực trong nền kinh tế gắn với củng cố an ninh quốc phòng, đồng thời tổ chức lại và thúc đẩy triển khai, đưa vào hoạt động hiệu quả các nhóm dự án trọng điểm vùng Đông Nam.
Còn tại Bình Định, giai đoạn 5 năm tới, sẽ tiếp tục phát triển Khu đô thị mới Nhơn Hội và các đô thị trên địa bàn theo quy hoạch; quy hoạch phát triển các khu đô thị mới, các khu dân cư gắn với các khu công nghiệp và mở rộng giao thông (như Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Becamex Bình Định, đường ven biển, đường nối sân bay Phù Cát - Nhơn Hội…)…
Ông Lê Minh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam (Văn phòng tại Đà Nẵng) đánh giá, miền Trung đang dần dần hồi phục và cải thiện những thế mạnh, tiềm năng vốn có, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế. Với phương châm đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội..., đây chính là động lực để thu hút đầu tư sau đại dịch Covid-19.

-
Phấn đấu đến năm 2026 khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 km đường cao tốc
-
Quy chế làm việc của Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1
-
Động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng
-
TP.HCM khởi công mở rộng tuyến đường hơn 2.000 tỷ đồng nối vào cảng Cát Lái -
Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn -
Quảng Ngãi cam kết hỗ trợ dự án thép trọng điểm của Hòa Phát -
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp -
Kon Tum yêu cầu đảm bảo đủ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án -
Giao đầu mối xử lý đề xuất tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư Dự án Thiết chế Công đoàn tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô