
-
Vina Roma đề xuất đầu tư Khu Liên hợp gang thép Quảng Trị hơn 47.000 tỷ đồng
-
An Giang sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô lớn
-
SAM Holdings nắm 51% cổ phần, rót vốn khởi động dự án Cảng quốc tế Mỹ Thuỷ
-
Hải Dương gia tăng sức hấp dẫn nhà đầu tư Nhật Bản
-
Soi tiến độ 5 dự án sử dụng vốn ODA do Bộ Giao thông Vận tải triển khai -
Kinh tế Long An có nhiều chuyển biến tích cực
Dự án chủ lực
UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh chủ trương phát triển ngành công nghiệp với lợi thế và tiềm năng hiện có của mình, biến những cái bất lợi thành lợi thế bứt phá, trong đó có mục tiêu xây dựng tỉnh Quảng Trị thành trung tâm năng lượng của khu vực miền Trung. Dự kiến đến năm 2030, Quảng Trị có 8.000 - 10.000 MW điện. Mục tiêu này hoàn toàn có cơ sở…
Cụ thể, Khu kinh tế Đông Nam sẽ hình thành trung tâm năng lượng khí. Vừa qua, Chính phủ đã đồng ý để Quảng Trị có một nhà máy điện khí 1.500 MW trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và sau 2025 mở rộng thêm 4.500 MW.
Quảng Trị đã có những cuộc gặp gỡ với Tập đoàn Năng lượng Eni (Italy) - một trong những đơn vị thăm dò lô dầu khí. Theo đó, công ty này đã thu thập được khá nhiều tài liệu về mẫu chất lưu cho thấy tích tụ hydrocarbon đáng kể tại mỏ khí Kèn Bầu. Bước đầu có cơ sở để nói rằng, đây là một trong những mỏ khí lớn nhất từ trước đến nay, chỉ cách bờ biển Quảng Trị tầm 65 km.
Theo ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, tỉnh đã sẵn sàng quy hoạch và chuẩn bị về quỹ đất để tiếp bờ các mỏ khí tự nhiên và từ mỏ khí Báo Vàng 113.
Còn ở khu vực phía Tây, “Chúng tôi sẽ tạo thành những cánh đồng điện gió và trong quy hoạch có công suất 3.000 - 4.500 MW/năm”, ông Hưng cho hay.
![]() |
Phối cảnh Dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng |
Trên cơ sở đó, ngày 15/1, tỉnh Quảng Trị cùng các nhà đầu tư đã thực hiện nghi thức khởi công hợp phần kỹ thuật Dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn I tại Khu kinh tế Đông Nam. Với quy mô hơn 120 ha, Dự án sẽ xây dựng Trung tâm Kho cảng LNG Hải Lăng (giai đoạn I), tiếp nhận tàu chở LNG từ 170.000 đến 226.000 m3, công suất tiếp nhận 1,5 triệu tấn LNG/năm và Trung tâm Điện lực Hải Lăng (giai đoạn I), công suất phát điện 1.500 MW. Tổng vốn đầu tư giai đoạn I của dự án này lên tới gần 54.000 tỷ đồng (hơn 2,3 tỷ USD).
Chủ đầu tư của Dự án là tổ hợp nhà đầu tư Công ty cổ phần Tập đoàn T&T - Tổng công ty Năng lượng Hanwha - Tổng công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS) - Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO).
Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn T&T cho biết, với việc áp dụng công nghệ tua-bin khí thế hệ mới có hiệu suất phát điện cao đang được sử dụng ở nhiều nước phát triển trên thế giới, Trung tâm Điện khí Hải Lăng sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 8,25 tỷ kWh/năm; có thể bù đắp công suất thiếu hụt tức thời cho hệ thống, đặc biệt đặt trong bối cảnh tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió tại khu vực miền Trung đang chiếm tỷ trọng lớn và bị biến động theo thời tiết.
Cơ hội kết nối liên vùng
Cùng với việc khởi công dự án năng lượng trọng điểm trên, Dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị cũng được khởi động. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị trở thành một khu kinh tế năng động, hiện đại và hiệu quả.
Ngoài ra, Quảng Trị là điểm quan trọng và thuận lợi trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây kết nối với các tỉnh của Lào, Thái Lan, Myanmar…
Trong một diễn biến khác, Kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa XV vừa qua đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025. Đây sẽ là “cú hích” thu hút đầu tư, kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm.
Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, tuyến cao tốc này sẽ kết nối thông suốt, tạo thuận lợi cho trung chuyển hàng hóa giữa Quảng Trị với các địa phương khác trong cả nước, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư.
“Quảng Trị đã chuẩn bị mọi điều kiện để bứt phá trong giai đoạn tới. Trong đó, về hạ tầng có Khu kinh tế Đông Nam với các dự án năng lượng, cảng biển; Khu công nghiệp Quảng Trị (VSIP) với quy mô gần 500 ha và các khu, cụm công nghiệp khác đang tiếp tục mở rộng, đầu tư; hệ thống giao thông kết nối nội vùng thuận lợi và đang tiếp tục đầu tư, nâng cấp giao thông kết nối quốc tế qua 2 cửa khẩu quốc tế là Lao Bảo và La Lay”, ông Hà Sỹ Đồng nói.

-
Soi tiến độ 5 dự án sử dụng vốn ODA do Bộ Giao thông Vận tải triển khai -
Hải Dương gia tăng sức hấp dẫn nhà đầu tư Nhật Bản -
Kinh tế Long An có nhiều chuyển biến tích cực -
Dự án BOT đường bộ gặp khó khăn về tài chính: Xử lý gánh nặng "đá đeo" -
Rà soát dự án FDI quy mô vốn lớn, sử dụng nhiều đất -
5 tháng, đầu tư ra nước ngoài 338 triệu USD -
Dự án Vành đai 3 TP.HCM: Giá đền bù cao gấp 1,7 lần đất dự kiến đấu giá?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/5
-
2 Soi tiến độ 5 dự án sử dụng vốn ODA do Bộ Giao thông Vận tải triển khai
-
3 Tín dụng tăng đáng kinh ngạc, Big 4 lo thiếu room triển khai hỗ trợ lãi suất 2%
-
4 Rà soát dự án FDI quy mô vốn lớn, sử dụng nhiều đất
-
5 Vì sao SCIC bị “trượt” Dự án PPP đường cao tốc Chơn Thành - Đắk Nông?
-
Schneider Electric bắt tay Tân Á Đại Thành xây dựng giải pháp cho khu đô thị thông minh
-
Gợi ý những mẫu nhẫn ấn tượng cho nam giới tại Kim Thành Nhân
-
Thaifex 2022 thiết lập sân chơi cho các doanh nghiệp F&B sau đại dịch
-
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thăm và tặng quà công nhân lao động Eurowindow
-
Giải chạy BIDVRUN: Gần 50.000 vận động viên đóng góp hơn 8,2 tỷ đồng xây nhà tránh lũ
-
Vietnam Airlines Group cung ứng hơn 7,1 triệu chỗ dịp cao điểm Hè 2022