
-
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại
-
Nửa đầu năm, thu hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả
-
Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga
-
Chùm ảnh: Bên trong trung tâm chế biến trái cây, rau củ lớn nhất miền Bắc
-
“Ai làm chủ vùng nguyên liệu sẽ làm chủ được chuỗi giá trị nông sản” -
Thuế giá trị gia tăng giảm 2%, giá xăng giảm nhẹ từ 0 giờ ngày 1/7/2025
Đây là chuỗi hoạt động thiết thực, nhằm tôn vinh, giới thiệu những nét văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam tại “Ngôi nhà chung - Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam”.
![]() |
Ảnh minh họa (Internet) |
Sự kiện có sự tham gia của hơn 220 đồng bào, nghệ sỹ, diễn viên, sinh viên. Trong đó có đồng bào của những dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt nam như: Mông (Hà Giang), Khơ Mú (Điện Biên), Thái (Sơn La), Tày (Thái Nguyên), Mường (Hòa Bình), Dao (Thành phố Hà Nội), Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế), Xơ Đăng (Kon Tum), Raglai (Ninh Thuận), Ê Đê (Đắk Lắk), Chăm (Ninh Thuận), Khmer (Sóc Trăng); Nùng, Mông (Lạng Sơn).
Điểm nhấn trong chùm hoạt động “Vui Tết Độc lập” là không gian “Chợ phiên vùng cao xứ Lạng” tái hiện không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa tỉnh Lạng Sơn, nơi mua bán, trao đổi hàng hoá và là nơi gặp gỡ giao lưu, sinh hoạt văn hoá với bức tranh đa dạng, phong phú, sinh động về sản vật văn hoá dân tộc. Cùng với đó là nghệ thuật múa sư tử mèo của dân tộc Nùng, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận; Lễ cưới của dân tộc Nùng và Lễ Giải hạn nối số của dân tộc Mông...
Đến với Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 31/9 đến ngày 3/9, du khách còn được thưởng thức chương trình “Ly cà phê Ban Mê” tại làng dân tộc Ê Đê. Tại đây sẽ diễn ra phần trình diễn rang, xay cà phê, giới thiệu các sản phẩm từ mật ong, sản vật, đồ lưu niệm về Buôn Ma Thuột, giao lưu giữa nghệ nhân đồng bào dân tộc Ê Đê với khách du lịch về những bài hát, câu chuyện, sản vật gắn với dân tộc Ê Đê, Tây Nguyên. Đồng bào Ê Đê cũng sẽ biểu diễn các loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng Tây Nguyên, hát dân ca Ai ray, trình diễn nhạc cụ Ki Pah, Đing Năm...
Các em nhỏ cũng có không gian trải nghiệm riêng như “Tuổi thơ với chợ quê” gắn với các món quà quê như bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, kẹo lạc, ngô luộc, nước vối, trải nghiệm làm bút tre huyện Hoài Đức, nặn tò he huyện Phú Xuyên, chơi trò chơi truyền thống như đánh chắt chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy dây… Bên cạnh đó sẽ được trải nghiệm không khí “Trung Thu cho em” tập làm đèn ông sao, nặn tò he, làm chong chóng, tô tranh dân gian Đông Hồ…
Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chương trình du lịch... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của 13 đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày cùng các hoạt động trải nghiệm tại “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

-
“Ai làm chủ vùng nguyên liệu sẽ làm chủ được chuỗi giá trị nông sản” -
Giá xăng đồng loạt giảm gần 400 đồng/lít từ ngày 1/7/2025 -
Thuế giá trị gia tăng giảm 2%, giá xăng giảm nhẹ từ 0 giờ ngày 1/7/2025 -
Doanh nghiệp ngoại tìm cơ hội gia nhập thị trường thang máy Việt Nam -
Đưa xăng nhiên liệu sinh học E10 vào sử dụng từ đầu năm 2026 -
Tiếp tục rà soát xuất xứ, truy xuất nguồn gốc hàng hóa -
Nước mắm Phú Quốc - “Hồn túy đảo ngọc”
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025