-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
Bài 1: WEF và câu chuyện Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 sẽ bắt đầu vào ngày mai (11/9) với sự kiện mở màn là Diễn đàn mở với chủ đề “ASEAN 4.0 vì người dân”. Nước chủ nhà Việt Nam hẳn có nhiều câu chuyện để kể tại sàn ý tưởng lớn nhất toàn cầu này.
Lời chào từ doanh nghiệp Việt
Ông Lê Hồng Minh, CEO của Công ty cổ phần VNG là một trong những diễn giả đầu tiên tại WEF ASEAN 2018, khi tham gia thảo luận tại Diễn đàn mở “ASEAN 4.0 vì người dân”. Cùng là doanh nhân trong phiên này còn có ông Rajan Anandan, Phó chủ tịch vùng Đông Nam Á và Ấn Độ của Google India. Những người còn lại là chính khách, chuyên gia các viện nghiên cứu...
VNG đã được gọi tên trong danh sách 20 công ty tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu khu vực Đông Á do WEF lựa chọn năm 2014. Ảnh: Đ.T |
Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Võ Trí Thành, một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế hào hứng khi đọc tin này trong danh sách 60 phiên thảo luận trong 3 ngày tới của WEF ASEAN.
“Trách nhiệm, vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong những sự kiện tầm cỡ quốc tế đã lớn hơn rất nhiều. Bài học sau APEC 2017 cho thấy, doanh nghiệp Việt đã trưởng thành, hoàn toàn có thể đồng hành với Chính phủ để gửi lời chào mời với thế giới, có thể là hình ảnh đại diện cho một Việt Nam hội nhập, đang cải cách mạnh mẽ, đồng hành với giới kinh doanh”, ông Thành bình luận ngay trước thềm sự kiện.
Ông Thành có cơ sở để tin như vậy. Đây là lần đầu tiên ông Minh có mặt ở vị trí diễn giả, nhưng không phải là người mới với WEF. Trong hồ sơ của WEF, ông Minh được nhắc đến trong vai trò đưa VNG vào danh sách 20 công ty tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu khu vực Đông Á do WEF lựa chọn năm 2014. Cùng với VNG, Tập đoàn Thiên Minh, Thế giới Di động, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú và Công ty Xây dựng AA cũng được gọi tên.
Đặc biệt, ông Minh còn được khắc họa là diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và khởi nghiệp, là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên Internet tại Việt Nam trong thập kỷ qua và còn là nguồn cảm hứng cho nền văn hóa, thể thao sôi động trong cộng đồng công nghệ...
Hẳn người đồng sáng lập, Chủ tịch và CEO của VNG sẽ không bỏ lỡ cơ hội để giới thiệu về cộng đồng công nghệ, về giới khởi nghiệp sáng tạo, cũng như những bước chuyển mình mạnh mẽ của môi trường kinh doanh Việt Nam với lãnh đạo các nền kinh tế và 923 doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới tham gia WEF ASEAN 2018.
Đây hẳn cũng là những điều mà 11 doanh nghiệp Việt Nam đang là thành viên của WEF, cũng như không nhiều doanh nghiệp Việt dự WEF ASEAN sẽ làm trong các cuộc gặp dày đặc được đăng ký trước tại đây.
Phải nói thêm, số doanh nghiệp tham dự WEF ASEAN lần này đã vượt xa dự kiến của WEF, tăng gần gấp đôi so với các hội nghị khu vực của WEF trước đó. Nhiều doanh nghiệp trong số này đang nhìn thấy cơ hội từ ASEAN, từ Việt Nam.
Sự hấp dẫn của WEF và ASEAN
Trong các doanh nghiệp có mặt tại Hà Nội dự WEF ASEAN, có cả doanh nhân hàng đầu thế giới và khu vực và cả doanh nghiệp khởi nghiệp.
Ở lời giới thiệu, WEF viết, Đông Nam Á là một cái nôi của tinh thần kinh doanh, nơi các doanh nhân trẻ đang xây dựng sự nghiệp với tốc độ đáng kinh ngạc. Họ là ví dụ sống động về tư duy đổi mới, ý tưởng sáng tạo không giới hạn, không biên giới của cuộc cách mạng 4.0.
“Họ có thể trở thành người tiên phong trong thế hệ của họ, mở khóa tiềm năng của khu vực khi giải quyết các vấn đề của khu vực bằng những phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới...”, WEF dẫn đề cho chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0” năm nay.
Đây cũng là mục tiêu cốt lõi của WEF kể từ khi thành lập năm 1971. Đến nay, WEF vẫn là một trong các diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết lãnh đạo các nước lớn, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới, để bàn luận những vấn đề nổi cộm và thời sự của khu vực cũng như toàn cầu.
Thậm chí, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT còn nói: “Với WEF ASEAN, chúng ta có thể nói bất cứ vấn đề gì mà ASEAN quan tâm. Đây chính là một lợi ích, điểm hấp dẫn lớn mà các bên có được từ Diễn đàn này”, ông Bình chia sẻ quan điểm.
Còn với ông Võ Trí Thành, ở góc nhìn chuyên gia, sự giao thoa lợi ích giữa giới kinh doanh, lãnh đạo các nền kinh tế và ASEAN đang được nhìn thấy, nhất là khi ASEAN đang thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN và việc thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN đến năm 2025 trong tình hình thế giới và khu vực biến chuyển nhanh và phức tạp, tác động của cách mạng 4.0 ngày càng sâu sắc.
Theo ông Thành, điểm giao thoa lợi ích này sẽ thúc đẩy những ý tưởng để tận dụng cơ hội, cũng như hóa giải thách thức mà chúng ta vẫn đang nói đến về phát triển bao trùm, tăng cường liên kết nội khối… cũng như các vấn đề của 4.0.
Cụ thể, với thị trường hơn 630 triệu dân, trong đó 260 triệu người thường xuyên truy cập Internet, kinh tế Internet của ASEAN dự kiến đạt 200 tỷ USD năm 2025, tương đương 6% tổng GDP của khu vực. Đây là nền tảng thuận lợi, là thị trường đủ lớn cho đổi mới, đầu tư phát triển nhanh các mô hình kinh doanh mới ở Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam.
Câu chuyện Việt Nam
Việt Nam hẳn sẽ là câu chuyện hấp dẫn tại WEF ASEAN lần này, không chỉ bởi là nước chủ nhà.
Việt Nam và WEF có quan hệ từ năm 1989 và đang là nước đầu tiên và duy nhất trong khu vực Đông Nam Á mà WEF đã ký và triển khai Thỏa thuận hợp tác theo mô hình đối tác công - tư (PPP). Đây là một nội dung hợp tác quan trọng, thực chất, theo đó WEF hỗ trợ và tư vấn cho Việt Nam nâng cao năng lực tham gia cách mạng 4.0. Thậm chí, WEF còn đánh giá, việc thực hiện thành công thỏa thuận hợp tác với Việt Nam sẽ là mẫu hình để WEF xem xét khả năng mở rộng áp dụng với các nước khác trong khu vực.
Ông Justin Wood, Giám đốc Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của WEF tại buổi họp báo trước thềm WEF ASEAN 2018 đã nhắc tới chương trình hợp tác này với những nhấn mạnh về mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở thấu hiểu ý nghĩa của cách mạng 4.0.
“Chúng tôi đang phối hợp với nhiều bộ, ngành để cố gắng nhận thức rõ hơn về tương lai và những gì chúng ta có thể mong đợi trong thời đại công nghệ đột phá, siêu đổi mới. WEF đang làm việc với Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp để nghiên cứu lộ trình tận dụng công nghệ theo hướng có lợi, thay vì phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ công nghệ. Thời gian tới, chúng tôi có rất nhiều kế hoạch hợp tác với Việt Nam”, ông Justin Wood nói.
Ngay tại thời điểm này, WEF đang nghiên cứu phương thức xây dựng kinh tế số và nâng cấp kết cấu hạ tầng cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. WEF cũng đang làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nâng cao năng suất và thu nhập của nông dân.
Những nỗ lực trên chắc chắn sẽ làm thay đổi thứ hạng của Việt Nam trong các chỉ số thành phần của Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI), nhất là các chỉ số sẵn sàng về công nghệ mà WEF công bố hàng năm, cũng là cơ hội để cộng đồng kinh doanh quốc tế tham gia sâu hơn nền kinh tế Việt Nam và ngược lại, hậu thuẫn các bước trưởng thành, vượt khơi xa của doanh nghiệp Việt.
Diễn ra từ ngày 11 đến 13/9/2018 với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Trong 8 năm qua, Việt Nam đã phối hợp với WEF tổ chức 3 sự kiện lớn là Hội nghị WEF Đông Á năm 2010, Hội nghị WEF Mê Công năm 2016 và nay là Hội nghị WEF ASEAN.
Dự kiến chương trình gồm Phiên khai mạc toàn thể với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao một số nước ASEAN và châu Á cùng toàn thể đại biểu vào sáng 12/9/2018; và 60 phiên họp, thảo luận chuyên sâu.
Bên cạnh chương trình chính của Hội nghị, một số hoạt động dành riêng cho Việt Nam cũng được tổ chức như Diễn đàn Khởi nghiệp sáng tạo vào sáng 11/9/2018, Dạ hội Văn hóa Việt Nam trong tối 12/9/2018, Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam vào chiều 13/9/2018, chương trình thăm thực địa tại Quảng Ninh và Vịnh Hạ Long vào ngày 13-14/9/2018.
Với TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, đây là những tín hiệu rất tích cực trong các bước tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam.
Trong GCI 2017-2018, Việt Nam đứng thứ 79/137 về sự sẵn sàng về công nghệ, thứ 71/137 về sáng tạo. Nhưng chia nhỏ các chỉ số thì Việt Nam đứng thứ 112/137 về sự sẵn sàng với công nghệ mới nhất; 90/137 về chất lượng các viện nghiên cứu... Những thứ hạng này dù đã có sự vượt bậc đáng kể so với lần xếp hạng trước đó, nhưng tổng thể, so với ASEAN, Việt Nam ở vị trí thứ 6.
“Mọi việc sẽ thay đổi rất nhanh khi chúng ta cùng tư duy, cùng suy nghĩ hợp với xu thế thời đại của cuộc cách mạng 4.0, hợp với nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập. Đây là điều mà nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn, ít nhất là 2 năm tới của nhiệm kỳ Chính phủ hiện tại, phải thể hiện được”, ông Cung nói.
Không nhiều người biết, 8 năm trước, năm 2010, ông Cung rất khó nói những suy nghĩ này. CIEM từng được giao nghiên cứu chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam. Một trong những hàm ý là để chứng minh các cải thiện của môi trường kinh doanh Việt Nam, hay nói cách khác, như một cách đối chất với các thứ hạng không mấy cao mà Ngân hàng Thế giới (WB), WEF đánh giá Việt Nam khi đó.
Dự án chỉ dừng lại khi các nhà đầu tư tuyên bố, họ quan tâm tới thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam với các nền kinh tế khác để lựa chọn địa điểm đầu tư, chứ không phải là sự cải thiện của Việt Nam giữa năm sau với năm trước… Kể từ đó, thứ hạng về năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng liên tục. Trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018, lần đầu tiên Việt Nam đạt được vị trí 55/137, tăng 5 bậc so với lần công bố trước đó và tăng 20 bậc so với 5 năm trước.
Hành trình chấp nhận bỏ đi đặc thù, để đi cùng với luật chơi toàn cầu đã làm nên những chuyển dịch rất lớn trong nền kinh tế Việt Nam, nhưng con đường phía trước vẫn còn dài. Mới đây nhất, đánh giá về môi trường kinh doanh cho sự phát triển của ngành kinh tế số, WEF vẫn xếp Việt Nam ở mức không thuận lợi do các quy định pháp luật liên quan tới kinh tế số...
(Còn tiếp)
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"