Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Xây dựng hệ thống tín chỉ các bon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn đô thị
Nguyễn Hương - 06/07/2020 14:40
 
Nhằm tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn đô thị, hệ thống tín chỉ carbon đang được xây dựng, góp phần bảo vệ môi trường trong tình hình mới.
PGS.TS Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) chủ trì hội thảo.
PGS.TS Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) chủ trì hội thảo.

Vừa qua, tại Quảng Ninh, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo tham vấn về hệ thống tín chỉ các bon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn đô thị. Đây là hoạt động trong hợp phần “Nghiên cứu thí điểm chuẩn bị sẵn sàng cho thị trường các-bon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn ở Việt Nam” thuộc Dự án “Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường các-bon tại Việt Nam”. 

Hướng tới tương lai giảm phát thải

Quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, dịch vụ đã làm chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, gia tăng nhanh qua các năm. Theo ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), hiện nay cả nước có khoảng 1.000 bãi chôn lấp chất thải rắn, trong đó có 378 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đô thị (thuộc phạm vi nghiên cứu của dự án “Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường các-bon tại Việt Nam”); trong đó, khoảng 130 bãi chôn lấp được đánh giá hợp vệ sinh. 

Quá trình phân hủy rác tại các bãi này phát thải lượng lớn khí nhà kính. Kết quả kiểm kê khí nhà kính đối với chất thải rắn trong gian đoạn 2014- 2016 cho thấy, hoạt động chôn lấp chất thải rắn tạo ra lượng khí nhà kính lớn nhất so với các phương pháp xử lý chất thải rắn khác.

Năm 2014, hoạt động chôn lấp chất thải rắn đã phát thải trên 6,5 triệu tấn CO2 chiếm 93% tổng lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động xử lý chất thải rắn. Năm 2016, số lượng này là trên 8 triệu tấn, chiếm khoảng 92%.

TS. Trương Đức Trí - Cục phó Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi Trường) - Giám đốc Ban Quản lý Dự án NVPMR khai mạc hội thảo.
TS. Trương Đức Trí - Cục phó Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi Trường) - Giám đốc Ban Quản lý Dự án trình bày tại Hội thảo

Về xử lý chất thải rắn sinh hoạt những năm gần đây, tốc độ đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt có xu thế gia tăng. Đến nay có khoảng 295 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị có 36 số cơ sở ủ phân hữu cơ và 72 cơ sở sử dụng công nghệ đốt. Đây được xem là những cơ sở tiềm năng trong giảm phát thải khí nhà kính thông qua các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Theo một số nghiên cứu, đánh giá, ước tính tiềm năng thu hồi điện từ rác thải sinh hoạt Việt Nam khoảng quy mô công suất từ 200-4000 tấn/ngày, thu hồi tương đương khoảng 200MW điện. Nếu tận dụng triệt để nhiệt lượng sinh ra từ các quá trình đốt, lượng Khí nhà kính phát thải trực tiếp sinh có thể giảm tới 60% so với chôn lấp, chưa tính đến lượng giảm phát thải gián tiếp từ điện năng sinh ra. Với các thiết bị thu hồi nhiệt hiện đại, người ta có thể tận dụng hầu hết nhiệt năng thải ra để đưa trở lại quá trình sản xuất.

Các chuyên gia Hợp phần PMR đã và đang làm việc với các địa phương là Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng để tìm hiểu hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt, những vướng mắc khó khăn của các doanh nghiệp trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đầu tư đổi mới công nghệ, để tạo NAMA và NAMA tạo tín chỉ, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách thúc đẩy các hoạt động này, từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.

Đại diện Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng); Tổng cục Môi trường, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) dự và tham luận các ý kiến khoa học cho Hội thảo.
Đại diện Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng); Tổng cục Môi trường, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) dự và tham luận các ý kiến khoa học cho Hội thảo.

Thúc đẩy hình thành thị trường các bon

Hợp phần PRM có mục tiêu xây dựng NAMA tạo tín chỉ cho ngành chất thải rắn; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hiện trạng quản lý chất thải rắn và phát thải khí nhà kính của ngành chất thải rắn; thí điểm NAMA tạo tín chỉ cho ngành chất thải rắn tại các cơ sở xử lý chất thải rắn của 3 tỉnh/ thành phố thí điểm của Việt Nam, thực hiện nghiên cứu ứng dụng các công cụ thị trường cho ngành quản lý chất thải rắn sau năm 2020; xây dựng một lộ trình với kế hoạch thực hiện rõ ràng nhằm thí điểm NAMA tạo tín chỉ trong ngành chất thải rắn để ứng dụng được các cách tiếp cận công cụ dựa vào thị trường (MBIs).

Do đó, mục tiêu của Hợp phần PMR là giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) tạo tín chỉ carbon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hiện trạng quản lý chất thải rắn và phát thải khí nhà kính của ngành chất thải rắn.

Hợp phần PMR dự kiến sẽ góp phần đưa ra khuyến nghị, đề xuất giúp ban hành một số chính sách, công cụ quản lý nhà nước liên quan đến thị trường các-bon trong lĩnh vực chất thải rắn; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính, công cụ thị trường các-bon và lộ trình tham gia thị trường các-bon trong lĩnh vực chất thải rắn; tăng cường năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát và thực hiện các hoạt động về NAMA và NAMA tạo tín chỉ các-bon.

Trước đó, trong khuôn khổ dự án, Bộ Xây dựng đã triển khai các hoạt động gồm: Đề xuất ba bãi chôn lấp chất thải rắn đại diện cho các vùng miền để chọn làm địa điểm thí điểm tạo tín chỉ các-bon và xác định tiềm năng xây dựng thị trường các-bon (tại Hà Nội, Hải Phòng, và Bình Dương); nghiên cứu, đề xuất và xây dựng một số chính sách, công cụ quản lý nhà nước liên quan đến thị trường các-bon; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính, công cụ thị trường các-bon và lộ trình tham gia thị trường các-bon trong lĩnh vực chất thải rắn; tăng cường năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát và thực hiện các hoạt động về NAMA và NAMA tạo tín chỉ.

Dự án "Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường các-bon tại Việt Nam" do Chương trình sẵn sàng tham gia thị trường các-bon quốc tế hỗ trợ và ủy thác cho WB quản lý nhằm tăng cường năng lực xây dựng, thực hiện và phổ biến các chính sách, công cụ quản lý nhà nước đối với các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA), hình thành công cụ thị trường, thí điểm NAMA tạo tín chỉ các-bon và xây dựng lộ trình tham gia thị trường các-bon trong nước và thế giới. Cơ quan chủ quản dự án là Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan phối hợp chính bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng.

Dự án VNPMR có ba hợp phần:

Hợp phần 1: Tăng cường năng lực xây dựng các phương pháp định giá các-bon thông qua xây dựng ưu tiên hỗ trợ cho các công cụ thị trường: Thông qua hợp phần này, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các phương pháp chính sách định giá các-bon trong tương lai, đánh giá và phát triển các công cụ kỹ thuật, chính sách và quản lý để ứng dụng các công cụ thị trường.

Hợp phần 2: Sẵn sàng thí điểm các công cụ thị trường được lựa chọn: Thông qua hợp phần này, Chính phủ Việt Nam sẽ đặt nền tảng cho việc thí điểm và triển khai các công cụ thị trường tại các ngành được lựa chọn là ngành thép và chất thải rắn. Việc lựa chọn các lĩnh vực và hoạt động được đề cập trong quá trình thực hiện Dự án chủ yếu dựa trên ba tiêu chí: tính cạnh tranh, hiệu quả chi phí và sự phối hợp của nhà tài trợ và tránh trùng lặp với các sáng kiến ​​hiện có. Bên cạnh những yếu tố này, Chính phủ cũng đã xem xét sự phù hợp với Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu và Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh của Việt Nam, sự quan tâm của các bên liên quan trong các lĩnh vực, kinh nghiệm ngành đối với công cụ thị trường, năng lực kỹ thuật và MRV.

Hợp phần 3: Quản lý chương trình và hỗ trợ sự tham gia của các bên liên quan: Hợp phần này sẽ hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện các hoạt động đề xuất và các hoạt động liên quan đến với công cụ thị trường khác tại Việt Nam. Hợp phần này cũng sẽ hỗ trợ các nỗ lực tham gia và truyền thông của các bên liên quan nâng cao, bao gồm báo cáo tiến độ thực hiện dự án VNPMR cho UBQG về Biến đổi khí hậu.
Hà Nội kiểm soát và hạn chế chất thải nhựa
Từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ tập trung triển khai hiệu quả chương trình kiểm soát và hạn chế chất thải nhựa, trong đó cố gắng đạt mục...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư