-
Đồng Nai chọn phương án xây cầu Cát Lái thay vì làm hầm vượt sông -
Lộ trình hoàn thành 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam trong năm 2025 -
TP.HCM thông xe 4 công trình giao thông trọng điểm -
Bổ sung, cập nhật danh mục các loại hình nguồn điện, điện lưới vận hành giai đoạn tới năm 2030 -
Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo có thể theo phương thức PPP -
Xây dựng cầu Hiếu Liêm phục vụ mở rộng Nhà máy thuỷ điện Trị An
Ảnh minh hoạ. |
Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, một tổ hợp các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng đường sắt hàng đầu thế giới vừa gửi đề xuất tới Bộ GTVT xin đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành theo phương thức PPP, loại hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
Cụ thể, liên danh nhà đầu tư này sẽ không tổ chức vận hành khai thác mà sẽ bàn giao lại cho Nhà nước ngay sau khi hoàn thành giai đoạn xây dựng và công trình được nghiệm thu, đủ điều kiện đưa vào vận hành, khai thác.
Liên danh nhà đầu tư dự kiến huy động khoảng 40% tổng mức đầu tư trong tổng mức đầu tư Dự án (khoảng 4 tỷ USD), Nhà nước sẽ tham gia khoảng 60% chi phí còn lại.
Nếu được lựa chọn, liên danh nhà đầu tư này cam kết hoàn thành công tác xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành trong khoảng 4 năm, để có thể hoàn thành công trình vào tháng 12/2029.
Được biết hiện nay Bộ GTVT đang giao Ban quản lý dự án đường sắt đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Báo cáo đầu kỳ nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành.
Đây hành lang giao thông có độ nén cao, tập trung nhiều dự án giao thông lớn (tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, vành đai 4, tuyến đường sắt đô thị số 2 TP. HCM...
Tại Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào giữa năm 2021, tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành là dự án trong danh mục dự án quan trọng quốc gia, ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2030.
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đô thị liên vùng. Tuyến được quy hoạch dài 38km, khổ 1.435mm, kết nối giữa sân bay Long Thành và Thủ Thiêm (TP.HCM), chủ yếu phục vụ vận tải hành khách giữa trung tâm TP.HCM với sân bay Long Thành. Tuyến kết nối với tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tại Thủ Thiêm.
Trước đó, tại báo cáo đầu kỳ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, tư vấn xin ý kiến hướng tuyến gồm: điểm đầu là ga Thủ Thiêm (P.An Phú, Q.2, TP.HCM), điểm cuối là ga sân bay Long Thành. Chiều dài tuyến là hơn 37,3km, trong đó đi qua TP.HCM gần 12km và qua Đồng Nai hơn 25km. Dự án xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành sẽ được đầu tư theo hình thức PPP.
Tại Quyết định số 1831/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào đầu tháng 11/2021, Dự án xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành cũng đã được đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư nước ngoài.
-
Bổ sung, cập nhật danh mục các loại hình nguồn điện, điện lưới vận hành giai đoạn tới năm 2030 -
Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo có thể theo phương thức PPP -
Xây dựng cầu Hiếu Liêm phục vụ mở rộng Nhà máy thuỷ điện Trị An -
Gia Lai khởi sắc từ hoạt động của khu kinh tế, khu công nghiệp -
Phát động thi đua 365 ngày đêm thi công dự án đường vành đai 3 đoạn qua TP.HCM -
Sẽ có 8 trạm dừng nghỉ cao tốc tạm được đưa vào khai thác trong dịp Tết 2025 -
Quảng Trị cho chủ trương các dự án mới đề xuất tại Khu kinh tế Đông Nam
- Ninja Van Việt Nam tài trợ 100% chi phí vận chuyển của dự án “Áo ấm cho em”
- Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi
- Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam
- Mở bán thành công 30 căn nhà dãy mặt tiền phố khu dân cư Lộc An
- SeABank thông báo mời thầu
- Xuân Thiện xanh hóa tương lai