-
SATRA chuẩn bị hơn 3.500 tấn hàng phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
Năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9% -
Hà Nội: Vùng trồng khoai tây vụ Đông hứa hẹn bội thu -
Việt Nam thu 4,37 tỷ USD từ xuất khẩu điều -
Lần đầu tiên sầu riêng đông lạnh chuẩn xuất khẩu bán qua livestream -
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục
Thông tin này được Hiệp hội Hồ tiêu và Gia vị Việt Nam (VPA) đưa ra tại Hội nghị sơ kết tình hình ngành hồ tiêu, gia vị 6 tháng đầu năm 2023 và đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành trong năm 2023 được tổ chức ngày 8/8 tại TP.HCM.
Cụ thể, tính đến hết tháng 6/2023, Việt Nam xuất khẩu được 152.986 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 138.377 tấn, tiêu trắng đạt 14.609 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 485,9 triệu USD, tiêu đen đạt 417,9 triệu USD, tiêu trắng đạt 68,0 triệu USD.
So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu tăng 21,8% nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm 14,6%. Nguyên nhân do giá xuất khẩu 6 tháng đầu năm giảm, chỉ 3.484 USD/tấn với tiêu đen, giảm 879 USD/tấn; 5.011 USD/tấn tiêu trắng, giảm 1.070 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, Trung Quốc đã thu mua 50.369 tấn hồ tiêu, tăng 798%, gần 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với sản lượng nhập khẩu tăng đột biến, Trung Quốc đã nước nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam.
Lý giải điều này, VPA cho biết do Trung Quốc đã giảm mua trong 2 năm 2021 - 2022 nên nhu cầu tăng cao trong năm nay.
Sáu tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đã thu mua 50.369 tấn hồ tiêu, tăng 798%, gần 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. |
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có nhiều thị trường lớn nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam giảm sản lượng. Có thể kể đến như Mỹ đã nhập khẩu 25.894 tấn hồ tiêu, giảm 14% so với cùng kỳ; Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UEA), Ấn Độ, Đức với sản lượng nhập khẩu giảm 30 - 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhận định tình hình xuất khẩu hồ tiêu nửa cuối năm 2023, VPA cho biết do thời gian qua Trung Quốc đã nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu, đáp ứng nhu cầu trong nước trong ngắn hạn, nên sẽ khó có sự đột phá về giá và sản lượng.
Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu hồ tiêu đang có những tín hiệu tích cực. Một là, nguồn cung hồ tiêu tại một số nước như Brazil, Indonesia đang giảm do mất mùa. Hai là, nhu cầu tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc,… được dự đoán sẽ tăng bởi chuẩn bị cho dịp lễ hội cuối năm.
Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết thêm, nhờ có nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, nhóm hàng nông sản trong đó nhóm hàng cây gia vị có lợi thế so sánh tuyệt đối trong thị trường gia vị toàn cầu, nguyên nhân do chúng ta có lợi thế về vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng.
Chính vì vậy, cần có sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng, xây dựng thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh để đạt được mục tiêu xuất khẩu toàn ngành đạt trên 2 tỷ USD trong 3 năm tới.
-
Việt Nam thu 4,37 tỷ USD từ xuất khẩu điều -
Lần đầu tiên sầu riêng đông lạnh chuẩn xuất khẩu bán qua livestream -
Xuất khẩu điện tử hướng tới mốc 140 tỷ USD -
Xây dựng 2 kịch bản xuất khẩu sang Mỹ năm 2025 -
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục -
Trung tâm mua sắm mới của AEON Việt Nam với quy mô 15.000 m2 sắp khai trương tại Hà Nội -
Thứ trưởng Bộ Công thương: Vụ 3.000 tấn giá đỗ ủ hóa chất không thuộc trách nhiệm Bộ Công thương
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả