
-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
-
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
![]() |
Trong nhóm hàng nông nghiệp, kim ngạch rau quả chỉ đứng sau thuỷ sản và vượt qua mặt hàng cà phê (luôn chiếm vị trí thứ 2).Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua của ngành rau quả xuất khẩu. |
Ở các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác, doanh nghiệp phải nhập khẩu bổ sung cho nguồn nguyên liệu trong nước đang thiếu hụt để chế biến xuất khẩu, như: thuỷ sản, điều... thì mặt hàng rau quả chỉ do người nông dân trong nước sản xuất ra.
Rau quả Việt Nam hiện đã có mặt ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 4 thị trường xuất khẩu chính và ổn định, gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang hầu hết các thị trường đều tăng.
Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất, tới 75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước, đạt gần 989 triệu USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ 2 là thị trường Mỹ chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu, với 39 triệu USD, tăng 12,3%; kế đến là thị trường Nhật Bản chiếm 2,8%, với 36,55 triệu USD, tăng 15,9%; Hàn Quốc với kim ngạch 34,78 triệu USD, tăng 13,28%.
Riêng các nước Đông Nam Á chiếm 4,3%, đạt 56,39 triệu USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ; trong đó, đáng chú ý là thị trường Campuchia tuy chỉ đạt 0,82 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái tăng đến 279%. Xuất khẩu rau quả còn tăng mạnh ở một số thị trường, như: Pháp tăng 41,3%; Australia tăng 34,9%...
Nhìn chung, trong các tháng đầu năm 2018, xuất khẩu rau quả sang hầu hết các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, rau quả Việt Nam cũng đã xuất khẩu được sang Thái Lan, Indonesia, vốn được coi là những quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp.
Xuất khẩu rau quả luôn tăng trưởng ấn tượng thì nhập khẩu rau quả cũng mạnh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 5/2018 đạt 119 triệu USD, cộng dồn 5 tháng đạt 575 triệu USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 4 tháng đầu năm nay là Thái Lan đạt 203,04 triệu USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 44,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây và rau quả của cả nước.

-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
-
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Kích tiêu dùng để thúc kinh tế tăng trưởng trên 8% -
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc mới -
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Người “nhận đường” và “dẫn đường” của dân tộc Việt Nam -
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc -
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới