
-
Ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA): EVNGENCO1 chủ động sẵn sàng từ sớm
-
Kết nối bảo tồn với phát triển hệ sinh thái biển là chìa khóa cho tương lai xanh
-
Hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn cho ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật
-
Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng
-
Sống xanh đang trở thành lựa chọn tự nhiên của người trẻ Hà Nội -
Chuyển đổi phương tiện xanh: Hạ tầng là mắt xích quyết định thành công
Lợi thế từ xanh hoá
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao nhấn mạnh, xu hướng tiêu dùng đang dịch chuyển mạnh mẽ sang các sản phẩm xanh, sạch, lành tính, thậm chí người tiêu dùng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn cho những lựa chọn này.
“Do đó, trong môi trường kinh doanh nhiều biến động, các tiêu chuẩn xanh, an toàn thực phẩm và phát thải thấp không còn là “điểm cộng” mà đã trở thành điều kiện tiên quyết”, bà Vũ Kim Hạnh chia sẻ.
Theo bà Hạnh, khi giới thiệu sản phẩm tại hội chợ trong thời gian gần đây, nếu không có chứng nhận rõ ràng, doanh nghiệp dễ dàng bị loại khỏi sự lựa chọn của người tiêu dùng và đối tác quốc tế, đặc biệt tại các thị trường như Mỹ và châu Âu - nơi yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn môi trường. Điều này cho thấy, chuyển đổi xanh không còn là tùy chọn mà là một điều kiện tiên quyết để hội nhập và duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu.
![]() |
Đầu tư phát triển bền vững mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hiện nay. |
Một minh chứng điển hình là Công ty cổ phần Thực phẩm G.C (mã GCF - UPCoM). Theo Báo cáo Phát triển bền vững 2024, doanh nghiệp này ghi dấu bước ngoặt chuyển đổi xanh khi mạnh tay ứng dụng công nghệ cao và vận hành quản trị theo tiêu chuẩn ESG. Nhờ đó, sản lượng đạt 28.000 tấn, tăng hơn 27% so với năm 2023. Doanh thu thuần cán mốc 578,68 tỷ đồng, tăng gần 22%, còn lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng trên 100%.
“Chúng tôi đã mở rộng xuất khẩu sang 22 quốc gia, trong đó có những thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ… Chiến lược xanh hóa không chỉ giúp tăng trưởng mà còn nâng tầm thương hiệu nông sản Việt trên trường quốc tế”, ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT khẳng định.
Tăng đầu tư
Đằng sau kết quả ấn tượng đó là sự đầu tư bài bản vào công nghệ và quy trình sản xuất xanh. Theo ông Thứ, Công ty cổ phần Thực phẩm G.C đã giảm 12% tiêu thụ năng lượng nhờ tự động hóa và cải tiến quy trình; tiết kiệm 15% nước sạch thông qua hệ thống tái sử dụng và quản lý vùng nguyên liệu chặt chẽ; giảm 8% phát thải khí nhà kính nhờ chuyển sang năng lượng sạch.
Ngoài ra, hơn 60% sản phẩm của Công ty cổ phần Thực phẩm G.C hiện đã sử dụng vật liệu bao bì tái chế hoặc dễ phân hủy sinh học. Trong năm 2025, Công ty cổ phần Thực phẩm G.C sẽ tiếp tục hoàn thiện mô hình quản trị ESG, coi đây là “chìa khóa vàng” để tiếp cận các thị trường quốc tế tiềm năng như Trung Quốc, Bắc Mỹ, Ấn Độ… Doanh nghiệp tiếp tục đặt mục tiêu giảm 20% lượng nhựa dùng một lần vào năm 2026.
Ở lĩnh vực năng lượng tái tạo, ông Phạm Đăng An, Phó tổng giám đốc Vũ Phong Energy Group cũng chia sẻ mô hình Zero capex solar, giải pháp năng lượng mặt trời không cần vốn đầu tư ban đầu đang được áp dụng rộng rãi cho các nhà máy sản xuất. Đây là một bước chuẩn bị quan trọng khi từ 1/1/2026, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của châu Âu sẽ chính thức vận hành đầy đủ.
“Nếu không giảm phát thải, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế carbon. Khi đó, toàn bộ chuỗi giá trị, từ nhập hàng, sản xuất đến phân phối đều phải minh bạch lượng khí thải. Đây là bài toán sống còn”, ông An nhấn mạnh.
Tuy nhiên, dù nhiều doanh nghiệp tiên phong đã gặt hái thành quả, nhưng thực tế cho thấy, số lượng này vẫn là thiểu số. Theo ông Võ Minh Quân, đại diện Ban Dự án hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập, khảo sát năm 2024 cho thấy 80% doanh nghiệp chưa có chiến lược ESG rõ ràng. Phần lớn vẫn xem đây là “chi phí”, thay vì một “khoản đầu tư dài hạn”.
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu hẳn đội ngũ chuyên trách về ESG, môi trường hay khí hậu. Thậm chí, hệ thống dữ liệu phát thải, năng lượng hay chất thải, vốn là nền tảng để kiểm kê khí nhà kính cũng chưa được xây dựng đồng bộ. “Nếu không thay đổi, doanh nghiệp sẽ bị động hoàn toàn trước các hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt khe”, ông Quân cảnh báo.
Câu chuyện thực tế từ một doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh. “Chỉ vì thiếu báo cáo CBAM, doanh nghiệp này đã bị từ chối đơn hàng xuất sang châu Âu. Họ hoàn toàn bất ngờ và không kịp trở tay”, ông Trần Thanh Tâm, Phó phòng Khoa học công nghệ và Quan hệ đối ngoại, Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM chia sẻ.

-
Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng -
Sống xanh đang trở thành lựa chọn tự nhiên của người trẻ Hà Nội -
Chuyển đổi phương tiện xanh: Hạ tầng là mắt xích quyết định thành công -
Khi phát triển bền vững bắt đầu từ con người và cộng đồng -
Nhựa Tiền Phong - Kiến tạo giá trị xanh bền vững -
Hà Nội sẵn sàng đầu tư mạnh cho giao thông xanh -
Ngóng chính sách “xanh” cho nhà đầu tư vào nông nghiệp
-
1 Đề xuất tính thuế dựa trên số lần giao dịch bất động sản, cao nhất lên tới 10% giá bán
-
2 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
3 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
4 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo