-
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc -
Bách Hoá Xanh lên tiếng vụ bán giá đỗ "ngậm" hoá chất ở Đắk Lắk -
Vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn nhiều -
Rộn ràng sắc Xuân với phiên chợ nông sản đặc biệt -
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản 2024 -
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng
H&M vừa ra mắt cửa hàng trực tuyến tại thị trường Việt Nam sau 6 năm hoạt động.
Thông qua việc ra mắt cửa hàng trực tuyến, H&M kỳ vọng khách hàng dễ dàng tiếp cận hơn các sản phẩm đa dạng từ H&M từ những thiết kế đơn giản ứng dụng cao hay những kiểu dáng thời trang nổi bật.
Dù vậy, theo nhiều khách hàng và tín đồ mua sắm, động thái ra mắt gian hàng trực tuyến của H&M tại thị trường Việt Nam là chậm trễ. Bởi thương hiệu này đã kinh doanh tại Việt Nam khá lâu, được nhiều khách hàng trẻ yêu thích. Hiện H&M chỉ có hơn 10 cửa hàng tại Việt Nam, chủ yếu tại TP.HCM, Hà Nội và một số thành phố lớn.
H&M đang lạc quan hơn về tình hình kinh doanh trong năm 2023, với doanh số bán hàng "khởi sắc", tăng khoảng 5% từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 1 năm nay. |
Cửa hàng đầu tiên của H&M tại Việt Nam nằm trong Vincom Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM, khai trương tháng 9/2017.
Trong khi đó, năm 2017 sau khi chính thức có cửa hàng đầu tiên ở TP.HCM, Zara (thuộc sở hữu của tập đoàn Inditex, Tây Ban Nha) đã ra mắt cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam. Các sản phẩm bán trực tuyến có mức giá tương đương với giá niêm yết tại cửa hàng Zara.
Chủ sở hữu thương hiệu Zara vẫn "ăn nên làm ra" dù kinh tế bất ổn. Inditex vẫn có thể "chống đỡ" nền kinh tế khắc nghiệt hiện nay. |
Còn với hãng thời trang đến từ Nhật Bản - Uniqlo, cũng chính thức bước vào đường đua thời trang tại thị trường Việt Nam muộn hơn, nhưng đã nhanh chóng nhảy vào mảng kinh doanh online. Tháng 11/2021, Uniqlo cũng đã ra mắt cửa hàng trực tuyến tại thị trường Việt Nam bên cạnh các cửa hàng trực tiếp đặt tại các trung tâm thương mại.
Sau hơn 1 năm vận hành, cửa hàng Uniqlo online khá thành công khi lượng tiếp cận của khách hàng, lượt mua sắm trên kênh này khá tốt. Hãng cũng thường xuyên tung các ưu đãi dành riêng cho khách mua hàng online để có thêm nhiều khách hàng.
Chất lượng vẫn luôn là điều khiến khách hàng yêu thích ở Uniqlo |
Có thể nói, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy mua sắm trực tuyến.
Trước đại dịch, xu hướng này vốn đã phá vỡ ngành công nghiệp bán lẻ và các chuỗi lớn. Trong hơn hai năm đại dịch căng thẳng, trên quy mô toàn cầu, Zara, H&M, American Eagle Outfitter và GameStop… cũng phải đóng từ hàng trăm đến hàng ngàn cửa hàng vì sự gia tăng của hình thức mua sắm trực tuyến.
Thực tế, Zara vốn là đối thủ chậm chân hàng thập kỷ so với H&M trong việc nhận các đơn hàng trực tuyến ở quy mô toàn cầu. Zara bắt đầu nhận các đơn hàng trực tuyến từ năm 2010.
Inditex tin tưởng rằng, tương lai của ngành thời trang sẽ là mô hình hỗn hợp với sự hoà trộn giữa cửa hàng vật lý và ứng dụng di động. Inditex cũng cam kết sẽ duy trì cửa hàng trực tiếp bất chấp nhiều đối thủ liên tục đóng cửa cửa hàng. Bên cạnh đó, nhiều nhà bán lẻ chỉ hoạt động trên mô hình trực tuyến cũng có những lợi thế do có thể bán hàng với chi phí thấp hơn và danh mục sản phẩm đa dạng hơn.
Các mô hình kinh doanh khác nhau luôn có cơ hội thành công trong cùng một ngành. Nhưng mô hình của các hãng này có nhiều tiềm năng trong dài hạn. Theo Inditex, một trong những lý do cửa hàng trực tiếp vẫn rất quan trọng trong hoạt động vận hành là bởi chúng vẫn là cách tốt nhất để quan sát những phản ứng từ thị trường.
Với việc đại dịch đang lùi dần, mọi người đều đang điều chỉnh lại sự cân bằng giữa thế giới trực tuyến - thực tế và Inditex đang đầu tư lớn vào cách tiếp cận mang lại trải nghiệm liền mạch giữa cả hai thế giới.
Cạnh tranh với H&M và Zara ngày càng khốc liệt, không chỉ đến từ các đối thủ mà còn đến từ những nhà cung cấp thời trang chỉ hoạt động trên kênh trực tuyến như Shein (Trung Quốc).
Dù Shein được thành lập ở Trung Quốc, nhưng công ty không bán sản phẩm của mình cho thị trường này, nơi mà mọi người không thể truy cập vào ứng dụng. Thay vì cạnh tranh ở thị trường Trung Quốc đã bão hoà với nhiều đại lý bán quần áo giá rẻ trực tuyến, Shein nhằm vào khách hàng nước ngoài ngay từ đầu. |
Shein đang bán hàng tại hơn 150 quốc gia mà Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm từ 35 - 40% doanh số bán hàng. Giá thấp chắc chắn đóng một vai trò lớn trong thành công của Shein ở nước ngoài.
Shein có khả năng cung ứng hàng hoá ở mức giá thấp hơn trong khi đó có tốc độ ra sản phẩm mới còn nhanh hơn Inditex. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến năm 2023, khoảng 70% tổng số cuộc trò chuyện liên quan đến Shein trên internet đều nghiêng về mặt tiêu cực trong ngành thời trang nhanh. Đầu năm nay, một chiến dịch chỉ trích Shein đã diễn ra trên mạng xã hội với cáo buộc công ty đang gây hại cho môi trường khi sử dụng quá nhiều bao bì nhựa để đóng gói quần áo.
Ngoài đối thủ Shein ra, còn có Temu, một ứng dụng bán quần áo giá rẻ và các mặt hàng khác do Pinduoduo tung ra tháng 11/2022, đã đứng đầu bảng xếp hạng của Apple ngay sau khi ra mắt.
Dù vậy, các hãng thời trang có lịch sử lâu dài từ châu Âu vẫn tin rằng, với những thay đổi được thúc đẩy bởi đại dịch thì ngành thời trang cũng không bị biến đổi. Tức là người tiêu dùng vẫn thích tới cửa hàng và thử đồ.
-
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu dệt may -
Rộn ràng sắc Xuân với phiên chợ nông sản đặc biệt -
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản 2024 -
Sản phẩm nông nghiệp cần “độc, lạ” để cạnh tranh bền vững -
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng -
Đề xuất 4 chính sách phát triển thương hiệu nông sản Việt -
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion