-
Sumitomo Corporation đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vào Rikkeisoft -
Hợp tác đầu tư dự án hơn 1 tỷ USD với 4 tập đoàn của Nhật Bản: Dấu ấn vươn mình ra thị trường quốc tế của Kim Oanh Group -
Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước -
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu: Hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài phải hướng đến dài hạn, bền vững -
Coteccons không muốn trở thành “Big Brother" trong các thương vụ mua bán - sáp nhập -
[Ảnh] Vinh danh đơn vị tư vấn, doanh nghiệp có chiến lược, thương vụ M&A tiêu biểu
Josh Tetrick |
Mới chỉ 34 tuổi, Tetrick đã “làm loạn” thị trường thực phẩm với hai sản phẩm là cookie dough và mayonnaise không dùng trứng của mình. Đây là sản phẩm tiêu biểu của Hampton Creek, công ty sản xuất các loại thực phẩm dùng protein từ thực vật để thay thế protein động vật.
Trả lời Forbes, Tetrick cho biết, trong 5 năm, anh muốn Hampton Creek trở thành “công ty thực phẩm lớn nhất trên thế giới”. Điều này có vẻ quá tham vọng và hơi “ảo tưởng”. Nhưng có một điều rõ ràng rằng, anh là một trong những doanh nhân với phương châm “Nghĩ lớn – làm lớn”.
Năm 2016, Hampton Creek, vốn đã trở thành nhà phân phối cho hơn 18.000 cửa hàng bán lẻ, cho ra mắt 43 sản phẩm mới sử dụng protein thực vật và bày bán tại Target và Walmart. Hiện tại, hơn 500 dòng sản phẩm khác đã bắt đầu được sản xuất. Một nửa doanh thu của công ty đến từ việc bán các sản phẩm này cho các đơn vị như trường đại học, bệnh viện, công ty…
Hampton Creek thu nhận được sự chú ý lớn từ các phương tiện truyền thông nhờ vào “xung đột” với một số tên tuổi lớn. Trong năm ngoái, Unilever, hãng sản xuất thực phẩm khổng lồ, nhà sản xuất sản phẩm mayonnaise thương hiệu Hellman đã đâm đơn kiện Hampton Creek về nội dung của quảng cáo sản phẩm ăn chay Just Mayo của Công ty. Unilever đã từ bỏ vụ kiện này vào cuối năm 2015, cho rằng sẽ để vấn đề về nhãn hiệu lại cho các các quan chức năng.
Thực thế, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã gửi thư nhắc nhở tới Hampton Creek, theo đó Công ty có thể giữ nguyên logo và tên sản phẩm, tuy nhiên trên nhãn hiệu cần những ghi chú bổ sung rõ ràng hơn.
Kể từ khi được sáng lập năm 2011, Hampton Creek đã gây quỹ được khoảng 120 triệu USD từ các nhà đầu tư lừng danh, bao gồm tỷ phú Hong Kong Li Ka-shing, người sáng lập Salesforce Marc Benioff và nhà đồng sáng lập Facebook Eduardo Saverin. Vì một số lý do cạnh tranh, Tetrick từ chối công bố doanh thu của Công ty, chỉ cho biết, doanh số bán hàng sẽ tăng gấp 4 lần trong năm nay.
Tetrick cho biết, động lực thúc đẩy anh cải tổ hệ thống thực phẩm hiện tại xuất phát từ những trải nghiệm tại châu Phi, nơi anh đã dành 7 năm làm việc cho một dự án liên quan tới xóa đói giảm nghèo, trồng trọ và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, một động lực lớn khác tới từ tình trạng sức khỏe của bản thân. Khi đang học tại trường luật, Tetrick đã được dự đoán mắc bệnh cơ tim phì đại. Theo anh, căn bệnh này khiến anh trở nên nhạy cảm hơn đối với sự mỏng manh của cuộc sống. Mỗi khi thực dậy, màn hình điện thoại của anh luôn hiện lên ghi chú: “Hãy chuẩn bị để chết hôm nay”.
Trả lời phỏng vấn Forbes, Tetrick đã thể hiện tham vọng lớn đối với Hampton Creek trong quỹ thời gian eo hẹp của mình.
Anh có nghĩ rằng mình đang hành động quá nhanh?
Một mặt, nếu tôi không kinh doanh, tôi sẽ làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận. Theo trải nghiệm của tôi, đây là cách hiệu quả nhất tôi có thể làm để thay đổi được điều gì đó, trong quãng thời gian ít ỏi mà tôi có được trên đời này.
Tôi muốn làm việc nhanh hơn nữa, nhanh hơn cả mức chúng tôi đang làm hiện tại, bởi tôi không biết được tôi có thể sống được bao lâu. Cũng bởi vậy, tôi luôn luôn vội vã.
Mặt khác, chúng tôi đang phải đối mặt với việc sản xuất, phân phối và lưu trữ. Chúng tôi phải đối mặt với những vấn đề phức tạp, trong khi chỉ có 127 nhân viên. Khi Công ty trở nên lớn hơn, chúng tôi phải giải quyết những rắc rối lớn hơn. Nếu chúng tôi làm việc quá sức và căng thẳng kéo dài, Công ty sẽ không thể hoạt động tốt.
Chúng tôi phải cân nhắc rất nhiều việc mỗi ngày, phải cố gắng đảm bảo cân bằng giữa việc làm việc nhanh nhất và giữ mọi thứ đi đúng hướng. Chúng tôi luôn phải để mắt tới công việc.
Thách thức đặc biệt của việc cân bằng tốc độ và chất lượng này là gì?
Việc tổ chức quá trình kinh doanh là một phần hết sức quan trọng. Bạn có thể có được một nền tảng công nghệ rất cạnh tranh, có câu chuyện phù hợp với đối tượng khách hàng nhắm tới, nhưng bạn sẽ chẳng đạt được gì nếu không thể xếp hàng và vận chuyển đúng giờ. Bạn không thể tạo nên những thay đổi nếu không thể vận chuyển mọi thứ đúng lúc.
Anh lựa chọn những nhân viên như thế nào để phù hợp với công việc này?
Mỗi khi phỏng vấn một ai đó, để kết thúc, nhất là với những ứng viên tiềm năng, tôi luôn đưa ra một câu hỏi: “Nếu tôi trao cho anh 3 sự lựa chọn, thứ nhất – Hampton Creek trở thành một công ty niêm yết lớn và chắc chắn chúng ta có 100% cơ hội để làm được; thứ hai – Công ty được sáp nhập bởi một doanh nghiệp lớn khác, cũng có 100% cơ hội để làm được; và thứ ba – Công ty có thể làm được điều gì đó có tác động mạnh mẽ hơn, thay đổi một điều gì đó, với 25% cơ hội có thể làm được; anh sẽ lựa chọn khả năng nào?”
Tôi sẽ lựa chọn ứng viên chọn khả năng thứ 3. Bởi tôi muốn những người có can đảm, có chút “điên cuồng” theo đuổi lý tưởng. Tôi muốn những người thấu hiểu được điều này.
Anh có lời khuyên nào cho những doanh nhân cũng đang phải cố gắng cân bằng hoạt động kinh doanh không?
Đa phần những lời khuyên mà các bạn nhận được là sai. Trừ việc tập trung vào điều bạn muốn và hy vọng rằng, thứ bạn muốn không chỉ được tiêu thụ nhờ vào việc tiêu tiền dễ dãi. Hãy hy vọng rằng thứ bạn muốn được sử dụng bởi nó có thể giải quyết một vấn đề đang tồn tại ngoài kia.
Khi bạn không biết gì về kiến thức chuyên môn, hãy cố gắng tìm tới những bộ óc sáng giá nhất trong lĩnh vực đó. Trước khi bỏ tiền ra thuê, hãy hỏi họ giúp đỡ trước.
Điều cuối cùng, hãy hành động như thể ngày mai bạn sẽ chết!.
-
Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn -
Biwase được vinh danh "Doanh nghiệp có thương vụ M&A tiêu biểu năm 2023 - 2024" -
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu: Hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài phải hướng đến dài hạn, bền vững -
Toàn cảnh M&A Việt Nam 2024: Tiếp nối thách thức và thích nghi bằng chuyển đổi chiến lược -
Ông Angus Liew: "Kiên trì" là từ khoá để M&A thành công -
Thương vụ đàm phán xong nhưng "deal" có thể chưa đóng lại -
Bà Bình Lê Vandekerckove: Xu hướng M&A đã thay đổi, ESG và AI đang được quan tâm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/11 -
2 Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn -
3 Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế -
4 Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước -
5 Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024
- Giải pickleball PWR Thủ Đức HTV DJOY mở rộng - Cúp WARRIOR chính thức diễn ra vào tháng 12
- Soilbuild International tổ chức thành công Hội thảo Chính sách Thuế và Tín dụng Ngân hàng
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao tặng hồ bơi, giúp trẻ em nghèo được học bơi miễn phí
- Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng giao thông kết nối