-
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận
Thiên đường thuế dốc vốn vào Việt Nam
Theo số liệu được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố mới đây, trong 7 tháng đầu năm, BritishVirginIslands đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 1,08 tỷ USD, đứng thứ 5 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.
Điều đáng nói là, trong số hơn 1 tỷ USD này, đã có gần 850 triệu USD được các nhà đầu tư BritishVirginIslands đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần - một hình thức đầu tư mà thời gian gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài khá “chuộng”. Thậm chí, BritishVirginIslands - với con số gần 850 triệu USD - đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức này.
Dragon Capital đã rót hàng tỷ USD vào các doanh nghiệp lớn của Việt Nam, trong đó có Novaland. Trong ảnh: Khu căn hộ Lexington Residence của Novaland tại quận 2, TP.HCM. |
Và với khoản đầu tư lớn trong nửa đầu năm nay, BritishVirginIslands “vững chân” ở vị trí thứ 5 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, lũy kế cho đến nay, với trên 21,4 tỷ USD.
Sẽ không có gì đáng nói nếu BritishVirginIslands không nằm trong danh sách các “thiên đường thuế” mà Oxfam đã từng nhiều lần cảnh báo. Và nhiều quỹ đầu tư, nhiều doanh nghiệp từ BritishVirginIslands đã đầu tư khá lớn vào Việt Nam. Điển hình trong số này có Quỹ đầu tư Dragon Capital, đã rót hàng tỷ USD vào các doanh nghiệp lớn của Việt Nam, như Vinamilk, Vietjet, Novaland... Mới đây, Dragon Capital đã trở thành cổ đông lớn của Công ty Chứng khoán Bản Việt, mua cổ phiếu của PNJ…
Ngoài Dragon Capital, thông tin cho biết, hàng loạt quỹ đầu tư nước ngoài lớn khác như Vietnam Asset Management Ltd, PXP Vietnam Asset Management Ltd, Vietnam Holding Asset Management Ltd… cũng đăng ký đầu tư ở Việt Nam thông qua địa chỉ đặt ở quần đảo BritishVirginIslands. Đặc biệt, các tập đoàn đa quốc gia như Procter & Gamble (P&G), Intel cũng thông qua các chi nhánh của họ tại BritishVirginIslands để rót vốn đầu tư vào Việt Nam.
Ngoài “thiên đường thuế” BritishVirginIslands, thời gian qua, theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, các thiên đường thuế khác trên thế giới, như Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Cayman, Bermuda, Panama, Luxembourg, Bahamas, Panama… cũng đang dốc vốn đầu tư vào Việt Nam.
7 tháng qua, Singapore đầu tư vào Việt Nam trên 3,8 tỷ USD, Hồng Kông trên 885 triệu USD… Còn nếu tính lũy kế, con số của nhà đầu tư Singapore là trên 41,6 tỷ USD, Hồng Kông trên 17,3 tỷ USD, Samoa trên 6,6 tỷ USD, Cayman Islands gần 6,3 tỷ USD - những con số không nhỏ.
Có cần phải cảnh báo?
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhiều là điều đáng mừng, chứng tỏ sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh Việt Nam. Tuy nhiên, như Báo Đầu tư đã nhiều lần đưa tin, Oxfam hơn một lần đã cảnh báo việc một số thiên đường thuế trên thế giới đang tăng cường các hoạt động và ngày càng trở thành nguồn đầu tư thường xuyên tại Việt Nam như Singapore, BVI, Jersey, Luxembourg, Quần đảo Cayman hoặc Bermuda… Các con số thống kê nói trên đã cho thấy điều đó.
“Không có cơ chế quản lý phù hợp sẽ dẫn đến rủi ro là lợi nhuận của các khoản đầu tư này sẽ không được giữ tại Việt Nam”, Oxfam đã nhiều lần cảnh báo như vậy một khi các khoản đầu tư từ các thiên đường thuế ngày càng nhiều, mà lại không được kiểm soát chặt chẽ.
Chuyện chuyển giá, trốn thuế thực ra không phải là một câu chuyện mới ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng đã rất nỗ lực trong thực thi các giải pháp để chống chuyển giá. Mới nhất, tháng 5/2017 vừa qua, Nghị định của Chính phủ về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã chính thức có hiệu lực. Nghị định này là cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho công tác đấu tranh chống chuyển giá ở Việt Nam.
Các quy định liên quan đến việc yêu cầu tất cả công ty đa quốc gia công bố báo cáo lợi nhuận xuyên quốc gia tại các quốc gia mà họ đang có hoạt động kinh doanh, từ đó làm rõ công ty đang nộp những loại thuế nào và tại đâu, được Oxfam cho là cần thiết để hỗ trợ công tác chống chuyển giá.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, trước xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng dốc nhiều tiền cho việc góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, do các quy định về thủ tục đầu tư theo hình thức này càng ngày càng đơn giản và thuận lợi, thì cũng cần thận trọng trong giám sát. Bởi lẽ, dù thu hút đầu tư là tốt, song cũng không thể loại trừ các hệ lụy xấu từ các nguồn vốn đầu tư quá lớn từ các thiên đường thuế.
-
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái -
Thủ tướng duyệt tăng vốn Nhà nước xây cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh lên 9.800 tỷ đồng -
Giai đoạn 1 sân bay Long Thành: ACV đã huy động đủ 4,23 tỷ USD, hoàn thành chậm nhất 2/9/2026
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"