-
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh
Ông Vũ Minh Đức, Giám đốc phân tích khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) |
Ông đánh giá thế nào về diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 2 vừa qua, thưa ông?
Sau thời gian tăng điểm mạnh trước đó, trong tháng 2, chỉ số VN-Index đã có những phiên điều chỉnh, thậm chí co giật rất mạnh do áp lực chốt lãi của nhà đầu tư. Tuy nhiên, VN-Index vẫn giữ được đà tăng cùng nhịp giao dịch khá sôi động và đang dần tiệm cận mức cao điểm của tháng 1 là 1.130 điểm. Điều này cho thấy, tâm lý nhà đầu tư hiện khá tích cực, đặc biệt đối với nhóm cổ phiếu dẫn dắt là ngân hàng.
Trong tháng 3 này, một số sự kiện có thể ảnh hưởng đến thị trường như hoạt động tái cơ cấu danh mục đầu tư của các quỹ ETF, khả năng tăng lãi suất cơ bản đông đô-la của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed)... Theo ông, các sự kiện này sẽ tác động như thế nào đến thị trường?
Tôi cho rằng, việc tái cơ cấu của các quỹ ETF hay tăng lãi suất của Fed có thể là yếu tố rủi ro trong tháng 3 mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Theo dự báo của chúng tôi, trong đợt tái cấu trúc sắp tới, nhiều khả năng cổ phiếu VRE sẽ được bổ sung vào cả 2 rổ chỉ số FTSE Vietnam Index và MVIS Vietnam Index với tỷ trọng lớn, đồng nghĩa với việc có khá nhiều cổ phiếu lớn khác sẽ bị hạ tỷ trọng để cân bằng danh mục. Đây sẽ là một lượng cung đáng kể cho thị trường.
Bên cạnh đó, xác suất Fed tăng lãi suất trong tháng này là rất cao và chứng khoán Mỹ đang cho thấy sự nhạy cảm với thông tin này, mà chứng khoán Việt thời gian qua thường diễn biến theo thị trường Mỹ.
Trong kịch bản tích cực, VN-Index có thể sẽ duy trì xu hướng tăng hiện tại lên vùng 1.160-1.170 điểm, trước khi xuất hiện sự điều chỉnh vào khoảng giữa tháng 3.
Ngoài các yếu tố trên, thị trường còn có thể đối diện với rủi ro nào, thưa ông?
Có ý kiến cho rằng, việc đang bị định giá cao đang là rủi ro đối với chứng khoán Việt. Tuy nhiên, tôi cho rằng, yếu tố định giá chưa phải là vấn đề ở thời điểm hiện tại. Hệ số P/E trượt bình quân của
VN-Index hiện đang ở mức 18,7 lần là khá hợp lý đối với sự tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết trong năm 2017, cũng như triển vọng trong 2018.
Trong khi đó, một yếu tố rủi ro ngắn hạn có thể kể đến là thời điểm áp dụng chính sách cho vay ký quỹ mới của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn chưa thực sự rõ ràng. Điều này có thể ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường.
Các nhóm ngành dự báo có kết quả kinh doanh khả quan trong quý I/2018 là tài chính - ngân hàng, hàng tiêu dùng, tiện ích và công nghiệp |
Mặc dù thị trường vẫn đang tăng điểm, nhưng có thể thấy, không phải nhà đầu tư nào cũng tận dụng được xu hướng này. Vậy đâu là chiến lược đầu tư phù hợp tháng 3?
Hiện tại, dòng tiền chưa có sự lan tỏa rộng, mà chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là những nhóm ngành có triển vọng tăng trưởng mạnh trong năm 2018 như ngân hàng.
Về trung hạn, tôi cho rằng, thị trường vẫn đang trong giai đoạn phát triển mạnh về quy mô khi thu hút được những dòng tiền lớn cả trong và ngoài nước thông qua các đợt IPO, niêm yết và thoái vốn của các doanh nghiệp lớn. Do đó, các cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn sẽ là lựa chọn ưu tiên của nhà đầu tư. Những cổ phiếu vốn hóa nhỏ và trung bình có nền tảng cơ bản tốt cũng có cơ hội tăng giá, nhưng có độ trễ nhất định so với nhóm dẫn dắt.
Mùa ĐHCĐ sẽ nở rộ trong khoảng hơn 1 tháng tới và khi đó, kết quả kinh doanh quý I/2018 của các doanh nghiệp mới dần hé lộ. Lúc đó, xu hướng phân hóa tăng trưởng của các nhóm ngành cũng như mỗi doanh nghiệp mới dần định hình. Do đó, đưa ra chiến lược cơ cấu danh mục đầu tư theo mùa ĐHCĐ ở thời điểm hiện tại là khá sớm.
Trong giai đoạn này, nhà đầu tư nên ưu tiên chiến lược nắm giữ, không nên giải ngân mới. Việc chốt lãi có thể được thực hiện trong 2 kịch bản: Trường hợp tích cực là khi VN-Index lên vùng 1.160-1.170 điểm, còn tiêu cực là khi VN-Index phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1.100 điểm.
Theo ông, nhóm ngành nào sẽ có kết quả kinh doanh quý I/2018 tích cực?
Đó là tài chính - ngân hàng, hàng tiêu dùng, tiện ích và công nghiệp.
-
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa -
VN-Index hồi phục mạnh sau khi “thủng” mốc 1.200 điểm -
Vinhomes đã mua lại 190 triệu cổ phiếu, mới được quá nửa số đăng ký
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024