-
Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM -
Quảng Bình mời gọi đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới mở rộng -
An Giang xúc tiến đầu tư tại TP.HCM -
Quảng Ngãi điều chỉnh dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh -
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD
Một vùng nông nghiệp trù phú
Tỉnh Tiền Giang có diện tích tự nhiên gần 2.500 km2, dân số hơn 1,7 triệu người, chiếm khoảng 6% diện tích, 10% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó, TP. Mỹ Tho đạt chuẩn đô thị loại 2, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
Tiền Giang nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh sông Mê Công), với chiều dài trên 120 km, có 32 km bờ biển, cách TP.HCM 70 km về phía Bắc, cách TP. Cần Thơ 90 km về phía Nam. Tiền Giang không chỉ là vùng nông nghiệp trù phú, mà còn giữ vai trò là cửa ngõ giao thương, nơi tham quan du lịch sông nước miệt vườn rất lý tưởng.
Gần đây, Tiền Giang nổi lên là một địa phương dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư |
Với hơn 90.000 ha đất trồng lúa chất lượng cao, hơn 70.000 ha đất trồng cây ăn quả đặc sản, gần 13.000 ha đất nuôi trồng thủy sản và trên 30.000 ha rau màu, mỗi năm tỉnh Tiền Giang cung cấp cho thị trường 1,3 tấn lương thực, hơn 1 triệu tấn trái cây rau quả với nhiều thương hiệu nông sản nổi tiếng như: xoài cát Hòa Lộc, thanh long Chợ Gạo, sầu riêng Ngũ Hiệp, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, nghêu Gò Công... Đây là vùng nguyên liệu nông - hải sản hàng hóa quan trọng cho công nghiệp chế biến. Với vị trí nằm tiếp giáp TP.HCM, giao thoa giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và miền Tây Nam bộ, nên Tiền Giang còn có nhiều lợi thế trong phát triển thương mại - du lịch.
Quy hoạch phát triển rõ ràng
Ông Đoàn Văn Phương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch tỉnh Tiền Giang cho biết, trong định hướng phát triển tỉnh Tiền Giang đã phân chia cụ thể 3 vùng kinh tế theo cụm liên kết để phát huy tiềm năng thế mạnh đặc thù của mỗi địa phương.
Theo đó, vùng kinh tế - đô thị trung tâm gồm TP. Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện Châu Thành; trong đó, TP. Mỹ Tho là đô thị trung tâm. Đối với vùng này, mục tiêu là phát huy tối đa lợi thế vị trí gần TP.HCM, tập trung mời gọi đầu tư các dự án khu đô thị mới, khu dân cư để phát triển TP. Mỹ Tho lên đô thị loại I.
Vùng kinh tế - đô thị phía Đông gồm thị xã Gò Công và các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông; trong đó thị xã Gò Công là đô thị hạt nhân, với mục tiêu phát huy lợi thế của sông Soài Rạp và cầu Mỹ Lợi, tập trung mời gọi đầu tư các dự án cảng biển tổng hợp và khu dịch vụ hậu cần cảng biển, Khu công nghiệp Bình Đông, Khu công nghiệp Dịch vụ - Dầu khí Soài Rạp và các dự án khu đô thị mới, khu dân cư, khu du lịch sinh thái biển và ven sông Tiền.
Vùng kinh tế - đô thị phía Tây gồm thị xã Cai Lậy và các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước, trong đó thị xã Cai Lậy là đô thị hạt nhân. Vùng này được định hướng tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản, hạ tầng khu công nghiệp, xử lý rác thải…
Trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ, Tiền Giang cũng chú trọng phát triển thị trường nội địa, mở rộng giao thương với TP.HCM, các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng ĐBSCL, gắn liền với quy hoạch mạng lưới thương mại. Sắp xếp lại mạng lưới bán lẻ, ưu tiên phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại, quy hoạch những vị trí có lợi thế thương mại ở đô thị để xây dựng, phát triển các khu thương mại, dịch vụ tại TP. Mỹ Tho, thị xã Gò Công, Cai Lậy, Cái Bè; hình thành các khu dân cư - đô thị - thương mại - dịch vụ khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục - đào tạo, tài chính - ngân hàng và nghỉ dưỡng khu vực Bắc Gò Công, Đông Nam Tân Phước, Trung Lương (Mỹ Tho)... Củng cố và phát triển hệ thống các chợ đầu mối về nông, thuỷ sản đã có trên địa bàn tỉnh, tạo cầu nối giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng ĐBSCL.
Ông Cao Văn Tâm, Trưởng ban quản lý các KCN Tiền Giang cho biết, nhằm tạo quỹ đất “sạch” để thu hút đầu tư, tỉnh Tiền Giang đã tập trung phát triển nhanh các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt, đồng thời củng cố và nâng cao hiệu quả các khu, cụm công nghiệp đã có. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có từ 7 - 8 khu công nghiệp tập trung và khoảng 30 cụm công nghiệp địa phương, với tổng diện tích khoảng 8.700 ha, tập trung chủ yếu ở khu vực Tân Phước và Gò Công - vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả. Mới đây, tỉnh Tiền Giang cũng đã xuất ngân sách hàng ngàn tỷ đồng đầu tư tuyến Đường tỉnh 878 để kết nối giao thông vùng công nghiệp Đông Nam Tân Phước với đường Cao tốc TP.HCM - Trung Lương, tạo tiền đề mời gọi đầu tư các dự án Khu công nghiệp Long Giang, Khu công nghiệp Tân Phước 1, 2.
Hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư
Tiền Giang được mệnh danh là “vương quốc trái cây”, với những vựa trái cây lớn, có giá trị cao, thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Không chỉ có trái cây, mà tỉnh còn nổi tiếng bởi xuất khẩu gạo. Mặc dù sản lượng lúa hàng năm của địa phương chỉ hơn 1,3 triệu tấn, nhưng các doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu hơn 2 triệu tấn gạo. Tiền Giang đã hình thành nhiều vùng chuyên canh lúa, trái cây, thủy sản chất lượng cao, sản lượng lớn, đáp ứng tốt cho công nghiệp chế biến.
Với những lợi thế về địa lý, cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư luôn được cải thiện, trong những năm gần đây, Tiền Giang nổi lên là một địa phương dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư. Trong giai đoạn 2006 - 2010, địa phương đã thu hút 133 dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 29.384 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, Tiền Giang đã thu hút được 48 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 9/2015, Tiền Giang thu hút 90 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 1,6 tỷ USD. Tiền Giang hiện đứng hàng thứ 3 (sau Long An và Kiên Giang) trong thu hút FDI tại khu vực.
Ông Đoàn Văn Phương chia sẻ: “Để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư đến khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, trong thời gian qua, tỉnh Tiền Giang luôn chú trọng công tác cải cách hành chính, tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu lao động cho nhà đầu tư”.
Mới đây, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch số 122/KH về thực hiện Nghị quyết số 19/2015/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2015 - 2016, phấn đấu nâng cao hơn nữa Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). UBND tỉnh cũng vừa ban hành danh mục 43 dự án mời gọi đầu tư vào địa phương, với những cam kết hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư trong tiếp cận đất đai, thực hiện các thủ tục về kinh doanh - đầu tư một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất.
-
An Giang xúc tiến đầu tư tại TP.HCM -
Quảng Ngãi điều chỉnh dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh -
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định
-
1 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
2 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
3 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
4 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
5 Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024