Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 18 tháng 05 năm 2024,
Áp lực điều chỉnh gia tăng, cổ phiếu nào đẩy VN-Index giảm hơn 8 điểm?
Thanh Thủy - 10/08/2023 09:17
 
Hai cổ phiếu nhà Vin gồm VIC và VHM từng là động lực chính kéo VN-Index tăng điểm. Áp lực bán sau chuỗi tăng liên tục kéo khiến giá cổ phiếu giảm mạnh. Đây cũng là yếu tố chính “đóng góp” chính vào phiên giảm 9/8.
Áp lực chốt lời sau chuỗi phiên tăng kéo VIC và VHM giảm sâu

Chặng nghỉ sau cú bứt hơn 30 điểm

Áp lực chốt lời xuất hiện ngay từ đầu phiên giao dịch kéo chỉ số chứng khoán rung lắc mạnh, đặc biệt liên tục lên xuống trong phiên chiều khi dòng tiền đẩy cổ phiếu đi lên gặp lực bán mạnh từ các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu. Kết thúc phiên giao dịch, hai chỉ số sàn niêm yết đóng cửa trong sắc đỏ. VN-Index giảm 8,24 điểm (-0,66%), xuống 1.233,99 điểm. HNX-Index giảm 0,19 điểm (-0,08%), xuống 245,88 điểm. UPCoM-Index tăng 0,17 điểm (+0,18%), lên 93,8 điểm.

Phiên điều chỉnh diễn ra sau khi VN-Index đã duy trì được chuỗi ba phiên tăng, trong đó tổng điểm tăng thêm lên tới 31,2 điểm. Dù không duy trì được sắc xanh, thanh khoản trên sàn giảm nhẹ nhưng vẫn rất lớn. Đây cũng là phiên thứ tư liên tiếp số lượng cổ phiếu giao dịch trên sàn HoSE cán mốc 1 tỷ đơn vị.

Giá trị giao dịch trên ba sàn đạt 24.724 tỷ đồng, giảm 13,3% so với phiên liền trước. Trong đó, dòng tiền đổ về sàn HoSE là 21.642 tỷ đồng, sàn HNX là 1.885 tỷ đồng và sàn UPCoM là 1.197 tỷ đồng.

Điểm tích cực là khối ngoại tiếp tục có thêm một phiên mua ròng 290 tỷ đồng. Giao dịch tập trung hầu hết ở một số cổ phiếu. Đứng đầu trong danh sách mua ròng là cổ phiếu Hoà Phát (253,14 tỷ đồng). Đứng ở vị trí thứ 2 là cổ phiếu MSN được mua ròng 157,38 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VHM bị bán ròng mạnh nhất đạt 126,5 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 2,06 triệu đơn vị. Tuy nhiên, xét về khối lượng giao dịch, SSI là mã chứng khoán bị bán ròng mạnh nhất (3,79 triệu đơn vị) với giá trị bán ròng cũng ở top đầu (hơn 109,29 tỷ đồng).

Cùng khối ngoại, nhà đầu tư cá nhân là bên mua chính trong phiên 9/8. Theo thống kê của Fiintrade riêng trên giao dịch khớp lệnh sàn HoSE, các cá nhân trong nước mua ròng 122,3 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, khối tự doanh các công ty chứng khoán tích cực chốt lời, bán  267 tỷ đồng, tổ chức trong nước (không kể tự doanh) bán ròng 67 tỷ đồng.

Ngoài áp lực điều chỉnh sau đợt tăng dài, thị trường vừa qua cũng đón nhận thông tin không mấy tích cực về thị trường xuất nhập khẩu Trung Quốc. Nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh hơn dự kiến trong tháng 7 trong lúc nhu cầu yếu đe dọa triển vọng hồi phục của nền kinh tế số hai thế giới.

Lượng hàng hóa nhập khẩu của nước này trong tháng 7 giảm 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lớn hơn nhiều so với dự báo và là tháng thứ 9 liên tiếp suy giảm. Lượng xuất khẩu tiếp tục giảm tháng thứ ba liên tiếp, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm mạnh hơn so với mức dự báo là 12,5%.

VIC và VHM tác động tiêu cực nhất đến chỉ số

Hai nhóm trụ cột Bất động sảnNgân hàng là tác nhân chính kéo lùi chỉ số, phần lớn do ảnh hưởng của các mã đầu ngành, như VIC (-1,8%), VHM (-3,5%), VCB (-0,6%).

Cổ phiếu Vinhomes đã đánh mất thành qua tăng điểm phiên thứ Sáu tuần trước (4/8), về mốc 60.600 đồng. VIC giảm nhẹ hơn. Mức giảm 1,8% phiên 9/8 vẫn thấp hơn nhiều phiên tăng gần 5% liền trước. Tuy vậy, riêng cổ phiếu này cũng đã góp hơn 1,4 điểm giảm. Cùng VHM kéo chỉ số chung giảm 2,35 điểm, hai cổ phiếu đã khiến VN-Index “bốc hơi” 3,85 điểm, góp tới 47% tổng mức giảm toàn sàn HoSE.

Top 5 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất còn có ông lớn đại diện ngành sản xuất (Vinamilk) cùng hai ngân hàng có quy mô vốn hoá lớn nhất là VCB và BIDV.

Trên sàn HNX, “tội đồ” kéo chỉ đi xuống lần lượt là SHS, MBS, PVS, VNR và THD. Cổ phiếu của Vinafor (VIF) tăng tới 9% kéo lại đáng kể nhưng không thể giúp HNX-Index đóng cửa trong sắc xanh. Trên sàn HoSE, các cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số chung là HPG (nhờ lực cầu đáng kể từ khối ngoại), STB và HVN. HPG và STB cũng là 2 đại diện duy nhất của VN30 tăng giá hôm qua.

Một số cổ phiếu ngành gạo đã tăng tốt giai đoạn qua cũng bị chốt lời mạnh. Cổ phiếu Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - Vinafood2 (VSF) tăng kịch biên độ đầu phiên nhưng quay đầu giảm sàn tại cuối phiên giao dịch, đồng nghĩa giảm tới 30% trong phiên. Trước đó,VSF đã ghi nhận sự bứt phá mạnh khi tăng từ mức chưa đến 10.000 đồng/cổ phiếu hồi cuối tháng 7 lên hơn 37.000 đồng/cổ phiếu các phiên gần đây. Một số cổ phiếu ngành lương thực khác như TAR, LTG đã giảm vài phiên. 

Trong suốt giai đoạn vừa qua, các nhịp tăng ngắn hạn và điều chỉnh tích lũy đã liên tục được tạo. Sự xuất hiện của các chặng nghỉ là cần thiết. Theo ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS, thị trường cần có các chặng nghỉ trong quá trình đi lên, cần thiết quay lại vùng 1.200 điểm. Tuy nhiên, ông Khánh cũng nhận định mốc 1.200 không phải quá căng thẳng, mà theo tôi nằm ở vùng cản mạnh 1.280-1.300 điểm. Thị trường có khả năng tăng lên khu vực này, nhưng sẽ gặp rung lắc rất nhiều lần. Ở vùng cản mạnh, điều chỉnh vài tuần là chuyện bình thường. Dòng tiền luân chuyển từ cổ phiếu vốn hoá lớn, vốn hoá vừa và nhỏ để tạo nền giá.

Như tại phiên điều chỉnh 9/8, mặc dù chỉ số chung chịu áp lực điều chỉnh mạnh, số lượng cổ phiếu tăng hết biên độ lại lớn hơn, tập trung nhiều hơn vào các cổ phiếu thị giá thấp có tính chất đầu cơ lớn phản ánh dòng tiền đang đầu cơ nhiều hơn ở nhóm cổ phiếu này. Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán SHS nhận định khó có thể dự báo phiên giảm hơn 8 điểm vừa qua chỉ là 1 chặng tích lũy sideway trong vài phiên hay sẽ có rũ bỏ mạnh hơn. Công ty chứng khoán này duy trì kỳ vọng trạng thái vận động theo nhịp sẽ còn diễn ra cho đến khi VN-Index chạm ngưỡng kháng cự mạnh 1.300 điểm.

Dòng tiền đang đổ nhiều vào penny và smallcap
Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc Đầu tư Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital về rủi ro cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư