
-
Vinaship lên kế hoạch thanh lý tàu Vinaship Sea đóng năm 1998
-
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng
-
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng
-
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai
-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư -
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng
Cụ thể, công ty này hoàn tất chào bán 500 trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu vào ngày 14/1/2022.
Lượng trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm kể từ ngày phát hành, lãi suất cố định 9,5%/năm.
Có 10 nhà đầu tư mua toàn bộ lượng trái phiếu nêu trên. Trong đó, có 1 nhà cá nhân trong nước mua 4 trái phiếu; 4 nhà đầu tư tổ chức trong nước mua 333 trái phiếu và 5 nhà đầu tư tổ chúc nước ngoài mua 163 trái phiếu.
Tổng số tiền Coteccons thu được từ đợt chào bán trái phiếu lần này là 500 tỷ đồng. Sau khi trừ tổng chi phí xấp xỉ 6,3 tỷ đồng bao gồm phí tư vấn hồ sơ, phí đại lý phát hành, đăng ký lưu ký chuyển nhượng…, công ty này thu ròng 493,7 tỷ đồng.
Như vậy, sau đợt chào bán, tổng nợ của Coteccons tăng lên mức 5.200 tỷ đồng (bao gồm 4.642 tỷ đồng nợ ngắn hạn), tổng vốn chủ sở hữu vẫn ở mức 8.311 tỷ đồng cùng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu tăng từ 56,6% lên 62,6%.
![]() |
Dự phóng về một số chỉ số tài chính của Coteccons năm 2021 và 2022 của Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam. |
Trong một Báo cáo công bố đầu năm nay, Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI) cho rằng, việc huy động 500 tỷ đồng trái phiếu của Coteccons được đánh giá là quyết định hợp lý trong thời điểm doanh nghiệp thiếu vốn do tình hình kinh doanh khó khăn và thực hiện chuẩn bị cho những dự án đầu tư lớn đã ký trong năm 2022.
Với lượng dự án nhận thầu lên tới 25.000 tỷ đồng, theo CSI, Coteccons cần ít nhất khoảng 4.000 tỷ đồng để tạo ra nguồn vốn lưu động linh hoạt thanh toán những chi phí thực hiện dự án đã nhận.
Do đó, nếu không huy động thêm 500 tỷ đồng trái phiếu, gần 3.000 tỷ đồng tiền thời điểm hiện tại sẽ khiến Coteccons rơi vào tình trạng “lao đao’’ nguồn tiền trong thời gian tới.
CSI dự phóng tăng trưởng ngành xây dựng sẽ vào khoảng 6% - 8% trong 10 năm tới và dự tính doanh thu thuần của Coteccons năm 2021 đạt 8.700 tỷ đồng (giảm hơn 40%) và doanh thu thuần năm 2022 có thể lên mức 22.000 tỷ đồng (dựa vào giả định các hợp đồng đã ký sẽ duy trì trong khoảng 25.000 - 30.000 tỷ đồng trong những năm sau); biên lợi nhuận gộp được cải thiện ít nhất trên 5% trong giai đoạn tới;…
Gần đây, vào ngày 14/1, Coteccons tổ chức một sự kiện tại TP.HCM nhằm công bố về bộ nhận diện thương hiệu mới bao gồm tôn chỉ mục đích, giá trị cốt lõi cũng như đổi màu toàn bộ logo, thêm cụm từ “Building Futures” (kiến tạo tương lai - PV) phía trên logo và đặc biệt là xoay ngược chữ “N” thành COTECCOͶS.
Ý nghĩa của việc xoay ngược chữ “N” sẽ được doanh nghiệp này công bố trong thời gian tới.

-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư -
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu -
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC -
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan -
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower