-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Tổn thất cho việc xuất khẩu hải sản từ Việt Nam sang EU khi bị thẻ vàng, tính trung bình có thể lên đến 10.000 Euro/container. |
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa công bố những con số về tổn thất của hải sản Việt Nam khi xuất khẩu sang EU, hệ lụy của việc bị dính Thẻ vàng trong suốt thời gian qua. Thông tin được nêu cụ thể trong Tài liệu về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Việt Nam.
Theo VASEP, trong thời gian bị thẻ vàng, 100% containers hàng hải sản xuất khẩu từ nước bị Thẻ vàng sang EU bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác. Việc kiểm tra sẽ khiến thời gian vận chuyển mất thêm thời gian, thậm chí tới 3-4 tuần/container.
Chi phí cho kiểm tra “nguồn gốc” là khoảng 500 bảng Anh/container, chưa kể phí lưu giữ cảng và hệ lụy kinh doanh của đối tác khách hàng. Nhưng rủi ro nhất là tỷ lệ lớn các container hàng sẽ bị từ chối, trả lại, gây tổn thất nặng nề về kinh tế.
Tổn thất cho việc xuất khẩu hải sản từ Việt Nam sang EU khi bị thẻ vàng, tính trung bình có thể lên đến 10.000 Euro/container.
VASEP cảnh báo, nếu không được gỡ bỏ, việc nhận Thẻ vàng từ EC sẽ gây ra nhiều tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp tới việc xuất khẩu hải sản sang EU của Việt Nam, sau đó sẽ sớm ảnh hưởng đến thị trường Mỹ và các thị trường tiềm năng khác.
Xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang EU đã chịu tổn thất nặng nề và đang tiếp tục phải đối mặt từ khi dính Thẻ vàng từ EU.
Sau 2 năm EC cảnh báo Thẻ vàng với hải sản khai thác của Việt Nam, xuất khẩu hải sản sang thị trường này đã giảm 6,5%, còn gần 390 triệu USD trong năm 2018 và gần 372 triệu USD trong năm 2019 (giảm 5% so với năm 2018). So với năm 2017, xuất khẩu hải sản sang EU năm 2019 giảm 10,3%, trong đó giảm sâu nhất là mực, bạch tuộc (-37%).
Từ vị trí thứ hai trong các thị trường nhập khẩu hải sản Việt Nam, sau Thẻ vàng, thị trường EU đã xuống vị trí thứ 5 và tỷ trọng thị trường sụt giảm từ 18% xuống 13%. Thẻ vàng đã tác động xấu và trực tiếp tới xuất khẩu hải sản. Nhiều khách hàng truyền thống của thủy sản Việt Nam tại EU e ngại việc bị phạt theo quy định chống khai thác IUU của EC nên giảm hoặc ngừng nhập khẩu hải sản của Việt Nam.
Thẻ vàng về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của EC và nguy cơ Thẻ đỏ đã, đang tiếp tục là một thách thức lớn của ngành thủy sản nói riêng, ngành nông nghiệp và nền kinh tế Việt Nam nói chung, VASEP nhận định.
Giải quyết được khó khăn, tồn tại này, mặt khác, cũng là thực hiện được mục tiêu lâu dài của Việt Nam trong việc tổ chức lại ngành khai thác hải sản theo hướng bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với pháp luật thủy sản quốc tế.
Tính đến hết năm 2019 có 26 quốc gia đã bị EC áp dụng hình thức phạt thẻ, trong đó, 3 nước bị áp dụng Thẻ đỏ (Campuchia, Comoros, Saint Vincent & Grenadines); 07 nước bị Thẻ vàng (Kiribati, Liberia, Saint Kitts & Nevis, Sierra Leone, Trinidad and Tobego, Tuvalu và Việt Nam).
Hiện, Việt Nam hiện đang ở trong danh sách 07 quốc gia nhận Thẻ vàng. Ngày 23/10/2017, EC cảnh báo Thẻ vàng đối với sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam bởi chúng ta chưa kiểm soát được hoạt động khai thác IUU, công tác quản lý nghề cá Việt Nam chưa tương đồng với quản lý nghề cá khu vực và thế giới, đặc biệt là chưa đáp ứng được các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hải sản khai thác của EC.
Mục tiêu trong thời gian của Việt Nam là đáp ứng đủ điều kiện của EU để được gỡ Thẻ vàng, tránh việc nhận Thẻ đỏ, gây bất lợi lớn cho kinh tế thủy sản nói riêng và cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025