-
Khuyến cáo tiêm vắc-xin để phòng chống dịch bạch hầu -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm -
Công nghệ 3D giúp loại bỏ biến chứng cho bệnh nhân sau khi thay khớp háng
Số lượng bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội diễn biến nặng hoặc nguy kịch hiện nay là 180 trường hợp, chiếm khoảng hơn 1,2% tổng ca mắc đang điều trị |
Theo Bộ Y tế có 20 bệnh nền có nguy cơ cao khi mắc Covid-19, đó là đái tháo đường; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác; ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác); bệnh thận mạn tính; ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu;
Béo phì, thừa cân; bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim); bệnh lý mạch máu não; hội chứng Down; HIV/AIDS; bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ);
Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; hen phế quản; tăng huyết áp, thiếu hụt miễn dịch; bệnh gan; rối loạn do sử dụng chất gây nghiện;
Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; các bệnh hệ thống.
Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.
Ngoài ra, tại công văn này, Bộ Y tế cũng hướng dẫn nhóm nguy cơ khác là người trên 50 tuổi; phụ nữ có thai.
Bộ Y tế lưu ý khi thực hiện việc cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà cho người mắc Covid- 19 thuộc nhóm nguy cơ cao cần tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn về cách tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà; cấp phát thuốc điều trị Covid-19 theo quy định.
Đồng thời hướng dẫn người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ, đánh giá tình trạng bệnh, sơ cấp cứu và chỉ định chuyển cơ sở điều trị kịp thời.
Thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nền cho người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ cao tại nhà hoặc tại các cơ sở điều trị cần có tư vấn và phối hợp của cán bộ chuyên khoa tương ứng với bệnh nền của người mắc Covid-19.
Tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ để thực hiện việc theo dõi sức khỏe, cách ly đảm bảo việc giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc Covid-19.
Tổ chức các biện pháp phát hiện sớm người mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản...) để quản lý điều trị kịp thời.
Quản lý, theo dõi sức khỏe, hướng dẫn, tư vấn người mắc bệnh không lây nhiễm bảo đảm chế độ ăn uống, vận động thể lực, tuân thủ điều trị và tự chăm sóc, theo dõi tại nhà.
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến thời điểm hiện tại số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.740 ca, trong đó, 5.460 trường hợp thở ô-xy qua mặt nạ, 1.250 ca thở ô-xy dòng cao (HFNC), 137 ca thở máy không xâm lấn,
Về số F0 đang điều trị hiện theo Bộ Y tế, có 7.740 bệnh nhân nặng đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước. Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 244 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 30.041 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 29/234 quốc gia, vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 quốc gia, vùng lãnh thổ (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ (xếp thứ 6 ASEAN).
Riêng tại Hà Nội, hiện có tổng cộng 14.333 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị. Trong đó, 5.061 người được theo dõi tại nhà, 4.436 trường hợp ở khu cách ly và 4.836 ca tại các bệnh viện, cơ sở y tế.
Đáng chú ý, số lượng bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội diễn biến nặng hoặc nguy kịch hiện nay là 180 trường hợp, chiếm khoảng hơn 1,2% tổng ca mắc đang điều trị.
Trong đó, 161 ca phải thở ô-xy qua mặt nạ, gọng kính, 2 trường hợp thở ô-xy dòng cao (HFNC) và 17 người thở máy không xâm lấn.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 85 người tử vong do Covid-19. Tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong trên địa bàn thành phố hiện là 0,3%.
So sánh với TP.HCM, địa phương này đang có 65.867 F0 được theo dõi, điều trị trên địa bàn.
Trong đó, số ca diễn biến nặng, nguy kịch là 2.984 trường hợp, chiếm hơn 4,5%. Tỷ lệ tử vong của TP.HCM đến nay cũng là 4% (19.440 người không qua khỏi).
-
Hà Nội: Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội -
Tin mới y tế ngày 26/11: Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để dịch bạch hầu -
Bốn ca tử vong, dịch cúm A nguy hiểm thế nào? -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Dịch sởi tăng cao, nhiều ca bệnh chưa tiêm vắc-xin -
Những điểm mới nhất về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử