-
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết -
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025
1. Khuyến nghị mua với cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 24.800 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
Lợi nhuận sau thuế năm 2018 của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã PVS) sụt giảm mạnh chủ yếu do việc thanh lý mảng kinh doanh khảo sát địa chấn (2D 3D).
Cụ thể, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2018 lần lượt đạt 14.666 tỷ đồng (tăng 41,4% so với năm trước) và 549 tỷ đồng (giảm 31,4%) chủ yếu do việc giải thể mảng kinh doanh khảo sát địa chấn (2D và 3D).
Giải thể mảng khảo sát địa chấn ghi nhận mức lỗ nặng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh năm 2018. Cụ thể, doanh thu 2018 của mảng này đạt 830 tỷ đồng (giảm 21,4%), lợi nhuận gộp ghi nhận mức lỗ 376 tỷ đồng so với mức lỗ 106 tỷ đồng năm 2017.
Mảng dịch vụ tàu: doanh thu 2018 là 1.829 tỷ đồng (giảm 2,7%), lợi nhuận gộp 2018 là 133 tỷ đồng (giảm 28%, chiếm tỷ trọng 12% tổng lợi nhuận gộp PVS), biên lợi nhuận gộp 2018 đạt 7,2%, giảm so với năm 2017 (9.0%) và 2016 (12,3%).
Mảng Dịch vụ cơ khí và xây lắp được hỗ trợ mạnh bởi dự án Sao Vàng Đại Nguyệt. Doanh thu 2018 đạt 7,301 tỷ đồng (giảm 11,64%).
Mảng FSO/FPSO: doanh thu 2018 đạt 1.694 tỷ đồng (giảm 42,7%), lợi nhuận gộp 2017 là 118 tỷ đồng (giảm 12% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 10,9% tổng lợi nhuận gộp).
Mảng dịch vụ và căn cứ cảng: doanh thu 2018 là 1.584 tỷ đồng (tăng trưởng 18,3%), lợi nhuận gộp 2018 là 371 tỷ đồng (tăng trưởng 14,4%, chiếm tỷ trọng 34.5% tổng lợi nhuận gộp PVS)
Dự phóng kết quả kinh doanh năm 2019 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt ước đạt 14.740 tỷ đồng (tăng trưởng 0,5% so với năm trước) và 1.091 tỷ đồng (tăng trưởng 98,9%).
Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý việc lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với năm 2019 chủ yếu do năm 2018 PVS có một khoản chi phí bất thường ở khoản mục cổ đông thiểu số do giải thể mảng khảo sát địa chấn. Nếu loại trừ chi phí bất thường này, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ năm 2019 tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. EPS 2019 FW đạt 2.012 đồng/cổ phiếu (đã trừ 12% quỹ KTPL). PE FW 2019 = 9.1x lần.
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 24.800 đồng, tăng 17,5% (đã bao gồm phần cổ tức) so với mức giá ngày 01/02/2019 là 21.100 đồng dựa trên phương pháp PE (với PE mục tiêu là 11.5x lần) .
2. Khuyến nghị mua với cổ phiếu LPB với giá mục tiêu 11.120 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
Trong năm 2018, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (mã LPB) đã ghi nhận tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 4.879 tỷ đồng (giảm 4,4% so với năm trước) và 1.213 tỷ đồng (giảm 31,4%).
Thu nhập lãi thuần đạt mức 5.020 tỷ đồng (giảm 4%). Tăng trưởng tín dụng 17,31%, cho vay tăng 18,46%, huy động giảm 2,59%. Tỷ lệ cho vay/tiền gửi đạt mức 95,4%, NIM = 3,14%.
Các khoản chi phí lớn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong năm 2018, LPB phát sinh khoản chi trợ cấp (khoảng 355 tỷ đồng), chi công tác xã hội (khoảng 500 tỷ đồng) làm tăng CIR lên mức 62,5% (cùng kỳ 55,1%).
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tăng mạnh, đạt mức 1,39%. Nợ xấu tăng dẫn đến việc trích lập dự phòng tăng mạnh, chi phí dự phòng tăng 18,5% làm ảnh hưởng lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ bao nợ xấu ở mức 88,25%.
BSC dự báo, LPB sẽ ghi nhận tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt mức 5.464 tỷ đồng (tăng trưởng 12%) và 1.393 tỷ đồng (tăng trưởng 14,8%) với giả định (1) tăng trưởng tín dụng đạt mức 14%, (2) Nợ xấu 1,42%, tỷ lệ bao nợ xấu = 100%, (3) NIM giảm nhẹ, xuống mức 3.08%, (4) CIR = 62%, (5) chi công tác xã hội ở mức 550 tỷ đồng.
Chúng tôi khuyến nghị mua với cổ phiếu LPB với giá mục tiêu 11.120 đồng/CP, upside 22.2% với phương pháp P/B = 0.8x (trung bình ngành hiện nay = 1.5x). Chúng tôi đánh giá, LPB là một cổ phiếu rẻ, có tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, hiện nay ngân hàng phải thực hiện việc tái cấu trúc các phòng giao dịch cùng việc giảm lượng tiền gửi khiến lợi nhuận của LPB bị ảnh hưởng.
3. Khuyến nghị giữ cổ phiếu NVL giá mục tiêu là 62.899 đồng/cp
CTCK ACB (ACBS)
Năm 2018, Novaland đạt 15.290 tỷ đồng doanh thu thuần(tăng 31% so với năm trước), trong đó 90% doanh thu đến từ việc bàn giao 10 dự án nhà ở và chuyển nhượng một phần dự án du lịch sinh thái Cồn Ấu. Doanh thu thấp hơn28% so với kế hoạch do việc bàn giao bị chậm, chỉ đạt 4.591 căn (tăng trưởng 28%). Lợi nhuận sau thuế vượt nhẹ so với kế hoạch và đạt 3.280 tỷ đồng (tăng 59%) chủ yếu nhờ hơn 2.100 tỷ đồng lợi nhuận từ việc đánh giá lại khoản đầu tư vào các dự án Saigon Broadway, Victoria Village và The Grand Manhattan. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 28% lên 34% nhờ biên lợi nhuận gộp cao của dự án Cồn Ấu.
Do quá trình phê duyệt dự án kéo dài nên việc mở bán của hầu hết các công ty bất động sản tại TP.HCM bị hoãn trong năm 2018. Do đó, năm ngoái, Novaland chỉ mở bán 1.665 căn của dự án Victoria Village, The Grand Manhattan, NovaHills Mũi Né và NovaBeach Cam Ranh, tương đương với 37% kế hoạch. Công ty bán được 1.353 căn (giảm 77%) với tổng giá trịgần 10.000 tỷ đồng (giảm 47%). Giá trị hợp đồng chưa ghi nhận doanh thu tính đến ngày 31/12/2018 là 1,5 tỷ USD.
Năm 2019, NVL có kế hoạch mở bán 6.500 căn (tăng 44%), bao gồm 4.200 căn nhà ở và 2.300 căn nghỉ dưỡng. Đối với7 dự án bị thanh tra vào tháng 1/2019 thì NVL đang hoàn thiện đóng tiền sử dụng đất và một số bước pháp lý khác.
Về các dự án nghỉ dưỡng, NVLphát triển theo 3 thương hiệu: NovaWorld cho dự án tổ hợp có quy mô lớn, NovaBeach cho dự án sát biển và NovaHills cho các dự án khác. Doanh thu bán biệt thự dự kiến sẽ ghi nhận từ năm 2020 nhờ bàn giao dự án NovaHills Mũi Né, một trong hai dự án nghỉ dưỡng được mở bán trong quý IV/2018
Novaland đã huy động thành công 520 triệu USD vào năm 2018, bao gồm khoản vay 70 triệu USD từ Credit Suisse, khoản vay 60 triệu USD do Ngân hàng Standard Chartered sắp xếp, 240 triệu USD trái phiếu chuyển đổi và 150 triệu USD từ phát hành riêng lẻ. Trái phiếu chuyển đổi thời hạn 5 năm được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Tính đến ngày 31/12/2018, nợ ròng của NVL ở mức 15.489 tỷ đồng, tương đương với 57% nợ ròng của Vinhomes (VHM) và tỷ lệ nợ ròng/EBITDA của NVL là 3,4 lần so với 3,6 lần của VHM. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu của NVL cao hơn VHM (76% so với 57%).
Đối với năm 2019, chúng tôi dự phóng doanh thu thuần là 18.034 tỷđồng (tăng 18%) và lợi nhuận sau thuế ở mức 3.306 tỷ đồng (tăng 1%) nhờ bàn giao 13 dự án. Mặc dù doanh thu tăng hai chữ số nhưng lợi nhuận đi ngang là do biên lợi nhuận gộp giảm xuống 28% so với mức 34% của năm 2018. Năm 2019 sẽ tiếp tục có lợi nhuận từ việc đánh giá lại các khoản đầu tư như những năm trước.
Nhìn chung, Novaland là một trong những công ty phát triển bất động sản lớn nhất tại TP.HCM với đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, khả năng huy động vốn tốt và quỹ đất lớn với mục tiêu sở hữu 2.650 ha, bao gồm 26% đất dành cho nhà ở và 74% đất dành cho nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, do việc mở bán các dự án bị hoãn và lợi nhuận năm 2019 đi ngang nên chúng tôi đưa ra khuyến nghị giữ giá mục tiêu là 62.899 đồng/cp, sử dụng phương pháp RNAV.
-
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Chứng khoán VPS: Dư nợ margin cao kỷ lục, báo lãi gần 1.100 tỷ đồng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”