Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
4 cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/3
 
Đầu tư CK trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/3 của các công ty chứng khoán.

1. CEO: Khuyến nghị nắm giữ

CTCK Bảo Việt (BVSC)

BVSC đánh giá khả quan với kế hoạch 2016 của CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO - sàn HNX). Kế hoạch này chủ yếu dựa vào 2 dự án là Sonasea Villas và Novotel Phú Quốc, là các dự án có triển vọng tốt và nhiều lợi thế cạnh tranh tại thị trường BĐS Phú Quốc.

CEO hiện đang có quỹ đất khá dồi dào tại Phú Quốc (khoảng 200ha) và Hà Nam (126 ha), chưa kể các dự án sắp được M&A. Do đó triển vọng hoạt động trong các năm tới của công ty được đánh giá khả quan, đặc biệt trong bối cảnh Phú Quốc ngày càng thu hút các hoạt động đầu tư và du lịch và dự kiến sẽ trở thành một đặc khu về kinh tế trong tương lai gần.

Với mức giá 12.400 đồng/cổ phần, CEO đang được giao dịch với mức PE hơn 6 lần. Tuy nhiên do ảnh hưởng pha loãng do đợt phát hành thêm sắp tới, nếu giả định CEO hoàn thành kế hoạch, EPS 2016 của công ty ước đạt 1.300-1.400 đồng/CP, tương đương mức PE fw2016 khoảng 9 lần. So với trung bình ngành BĐS và xét đến quỹ đất lớn và tiềm năng của CEO, đây vẫn là mức PE phù hợp cho các nhà đầu tư. BVSC khuyến nghị NẮM GIỮ với cổ phiếu CEO.

2. CAV: Triển vọng năm 2016 là trung lập

CTCK BIDV (BSC)

Năm 2015, CTCP Dây Cáp điện Việt Nam (CAV - sàn HOSE) đạt 5.668 tỷ đồng doanh thu, tăng 5,1% so với năm ngoái và 219 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 31,1% so với năm trước.

Mức tăng tốt trong lợi nhuận được đóng góp từ (1) Biên lợi nhuận gộp được cải thiện nhờ giá nguyên vật liệu ở mức thấp trong 2015, giảm 20% và các công tác quản lý chi phí hiệu quả. (2) Chi phí lãi vay giảm mạnh 28,4% nhờ mặt bằng lãi suất giảm về mức 5,1% trong 2015, so với mức 7,2% của 2014.

Kế hoạch kinh doanh 2016 với chỉ tiêu doanh thu 6.000 tỷ đồng, tăng 5,9%; trong đó doanh thu xuất khẩu kế hoạch 10 triệu USD, tăng 37%. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu 250 tỷ đồng, tăng 14,2%. Với mức lợi nhuận mục tiêu, EPS 2016 ở mức 6.944 đồng/CP. Ngày 15/3/2016, cổ phiếu CAV đóng cửa ở mức 70.000 đồng, tương ứng với mức P/E forward = 10,1x.

Triển vọng 2016 của CAV là Trung lập, với động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ kỳ vọng giá đồng trung bình tiếp tục duy trì ở mức thấp, được dự báo giảm 10% so với 2015. Tuy nhiên giá đồng đang có xu hướng tăng trong quý I/2016 làm ảnh hưởng kết quả kinh doanh của công ty. Ngày 16/3/2016, cổ phiếu CAV đóng cửa ở mức 68.500 đồng, tương ứng với mức P/E forward = 9,86x.

3. PDN: Giá hiện tại không thực sự hấp dẫn

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS)

CTCP Cảng Đồng Nai (HSX: PDN) tiền thân là công ty nhà nước, được thành lập năm 1989. PDN được chuyển đổi thành công ty cổ phần vào năm 2006 và niêm yết trên HOSE vào năm 2011. Lĩnh vực kinh doanh chính của PDN là khai thác cảng. Công ty hiện đang quản lý các cảng Đồng Nai, Gò Dầu A và Gò Dầu B.

Với việc kinh tế Việt Nam hiện đang tăng trưởng tốt cùng với sự hỗ trợ của các hiệp định thương mại tự do FTA được ký kết, chúng tôi tin rằng nhu cầu sử dụng cảng sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai. Cả ba cảng của PDN đều ở những vị trí chiến lược nên sẽ được hưởng lợi đáng kể từ việc tăng nhu cầu nói trên. Cảng Đồng Nai hiện đang hỗ trợ cho hoạt động của các cảng lớn khác ở khu vực phía Nam nên không cạnh tranh trực tiếp với các cảng này. Hai cảng ở Gò Dầu đều nằm sâu bên trong các khu công nghiệp do đó có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các cảng hàng tổng hợp khác ở khu vực cửa sông Cái Mép - Thị Vải. PDN hiện đang đầu tư để mở rộng diện tích khai thác tại cảng Đồng Nai và các cảng thuộc khu vực Gò Dầu; chúng tôi nhận định đây là chiến lược khá đúng đắn đối với sự phát triển trong dài hạn của công ty.

Phiên 16/3, giá cổ phiếu PDN giảm 2%, đóng cửa ở mức 40.000 đồng/cổ phiếu và đang giao dịch ở mức P/E là 10,3 lần và P/B là 1,5 lần. PDN chỉ là công ty cảng có quy mô trung bình với khối lượng giao dịch cổ phiếu mỗi phiên khá thấp. Lợi suất cổ tức 4,25% là không cao trong khi chỉ số P/E của PDN ở mức 10,3 lần, tương đương với các công ty cùng ngành trong nước. Do đó, mặc dù chúng tôi cho rằng công ty có thể đạt tốc độ tăng trưởng khá ổn định trong tương lai, giá cổ phiếu PDN tại thời điểm hiện tại không thật sự hấp dẫn.

4. SHA: Giá mục tiêu 14.000 đồng/CP

CTCP Bảo Việt (BVSC)

CTCP Sơn Hà Sài Gòn (mã SHA) là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh khá ổn định với sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng. Mặc dù, khả năng tăng trưởng của ngành nhìn chung chưa thật sự quá lớn, nhưng SHA còn nhiều cơ hội gia tăng thị phần thông qua xây dựng và mở rộng hệ thống chi nhánh.

Tiềm lực tài chính tốt sau khi huy động thành công 100 tỷ đồng trong 2015 và giá nguyên liệu duy trì ở mức thấp là động lực để SHA đẩy mạnh đầu tư hệ thống, gia tăng chính sách cho khách hàng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho cổ đông.

Ngoài ra, công ty còn lợi thế là công ty liên kết của CTCP Quốc tế Sơn Hà (SHI). SHI đã rất thành công trong tăng trưởng doanh thu khi tập trung cơ cấu & phát triển hệ thống trong 2015. Với kết quả doanh thu và lợi nhuận ước tính 2016, BVSC cho rằng SHA có cơ hội đầu tư cho năm 2016 với giá mục tiêu 14.000 đồng/CP, tương đưng P/E khoảng 7 lần.

CEO Group sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 1.000 tỷ đồng
Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Tập đoàn CEO - CEO Group (mã CEO, sàn HNX) diễn ra hôm nay, 16/3 đã đưa ra một số quyết định quan trọng, trong...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư