CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) vừa công bố số liệu hàng hóa 2018. Theo đó, lượng hàng hóa quốc tế, trụ cột thúc đẩy tăng trưởng của công ty, trong quý IV/2018 nói riêng tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017 trong khi giả định của chúng tôi là 15% và lượng hàng hóa quốc tế cả năm nói chung tăng 8,5% so với giả định của chúng tôi là 11% và mục tiêu cả năm của SCS là 13,4%.

Ban lãnh đạo cho biết, việc thi công sân đậu máy bay mới và công tác bảo trì tại Sân bay Tân Sơn Nhất là các nguyên nhân chính khiến lượng hàng hóa quốc tế tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến. Ngoài ra, các hãng hàng không còn để dành công suất để ưu tiên hàng xuất khẩu trực tiếp từ Trung Quốc sang Mỹ với lo ngại thuế thương mại tiếp tục tăng.

Lượng hàng hóa trong nước trong quý IV/2018 tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2017 (giả định của chúng tôi là 11,1%) và cả năm tăng 15,6% so với năm 2017 (giả định của chúng tôi là 16%). Có được tốc độ tăng trưởng này có thể nhờ Vietjet Air (VJC), khách hàng trong nước duy nhất của SCS, tiếp tục đạt tăng trưởng mạnh về vận chuyển hàng hóa trong nước.

Tuy tăng trưởng hàng hóa quốc tế 2018 thấp hơn so với dự báo của chúng tôi, chúng tôi cho rằng giá dịch vụ trung bình tăng mạnh hơn so với dự kiến đã phần nào bù đắp cho việc sản lượng sụt giảm.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, giá dịch vụ trung bình của SCS tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2017 trong khi dự báo của chúng tôi trong giai đoạn này là 3%. Vì vậy, chúng tôi dự báo SCS sẽ ít nhất hoàn tất mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2018 là 464 tỷ đồng, qua đó hoàn tất 98,3% dự báo lợi nhuận trước thuế cả năm chúng tôi đưa ra.

Chúng tôi tiếp tục lạc quan về SCS nhờ (1) nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường hàng không tại Việt Nam cao; (2) SCS chỉ có một đối thủ trên thị trường, trong khi rào cản lớn khiến việc thâm nhập Sân bay Tân Sơn Nhất khó khăn và (3) công ty không cần nhiều vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đòn bẩy tài chính thấp và tỷ lệ chuyển đổi tiền mặt (cash conversion ratio) lên đến 90%.

Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị mua dành cho SCS với giá mục tiêu 181.900 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 31,6%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,2%.

2. Khuyến nghị phù hợp thị trường cho cổ phiếu TCM với giá mục tiêu 25.000 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) vừa công bố kết quả lợi nhuận sơ bộ 2018. Theo đó, doanh thu 2018 tăng 12,9% so với năm 2017 lên 3,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 100,5% dự báo cả năm của chúng tôi và lợi nhuận sau thuế tăng 16,5% lên 223 tỷ đồng, tương đương 104,8% dự báo của chúng tôi.

Các con số trên cho thấy lợi nhuận sau thuế quý IV/2018 giảm mạnh 48,5% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với dự báo của chúng tôi vì chúng tôi giả định TCM đã ghi nhận chi phí dự phòng lớn trong quý IV do một trong những khách hàng lớn của công ty là Sears phá sản.

Tuy hiện vẫn chưa có thêm thông tin chi tiết nhưng chúng tôi giả định tăng trưởng lợi nhuận 2018 của TCM được thúc đẩy nhờ doanh thu từ các thị trường xuất khẩu dệt may chính như Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh, tỷ trọng của mảng sợi (có biên lợi nhuận thấp) trong doanh thu giảm và năng suất tại nhà máy Vĩnh Long tiếp tục cải thiện.

Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho TCM với giá mục tiêu 25.000 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 6,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,1%.

3. VTP hấp dẫn với triển vọng tăng trưởng khả quan

CTCK Bản Việt (VCSC)

Tổng CTCP Bưu chính Viettel (VTP) là doanh nghiệp bưu chính lớn thứ 2 Việt Nam với thị phần năm 2016 đạt 21%. Doanh thu công ty đạt tăng trưởng kép hàng năm 41% giai đoạn 2013-2017 nhờ cung cấp dịch vụ giao nhận cho thương mại điện tử. Các dịch vụ liên quan đến hoạt động này hiện chiếm khoảng 55% tổng doanh thu công ty.

Trong ba năm qua, doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam tăng mạnh khoảng 87%/năm, theo Temasek/Google. Chúng tôi dự báo tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2018-2023 sẽ đạt 30% dựa trên tỉ lệ khiêm tốn 1,5% hiện tại của thương mại điện tử trong tổng doanh số bán lẻ, trong khi tầng lớp trung lưu, am hiểu công nghệ của Việt Nam ngày càng gia tăng.

Chúng tôi cho rằng mạng lưới bưu cục rộng lớn, đầu tư không ngừng vào công nghệ thông tin, tự động hóa và dịch vụ giá trị gia tăng của VTP và sự hỗ trợ của Viettel, tập đoàn viễn thông hàng đầu Việt Nam, sẽ cho phép công ty hưởng lợi sự lớn mạnh của ngành e-logistics tại Việt Nam, đặc biệt tại phân khúc liên tỉnh.

Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sẽ tăng mạnh 67% năm 2018 và 35% năm 2019 dựa trên dự báo doanh thu cốt lõi sẽ tăng mạnh lần lượt 42% và 40%.

VTP tỏ ra hấp dẫn với triển vọng tăng trưởng khả quan. Hiện cổ phiếu công ty giao dịch tại mức PER 2018/2019 là 23 lần/17 lần trên cơ sở dự báo của chúng tôi so với P/E trượt 12 tháng trung vị của các công ty tương tự là 20,6 lần (theo Bloomberg).

4. MWG sẽ tích lũy trong vài phiên tới
CTCK BIDV (BSC) 
Cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) đã kiểm tra nưỡng hỗ trợ 85 khá nhiều lần.
Thanh khoản phiên giao dịch dịch hôm nay tăng mạnh trên mức trung bình 20 phiên.
Chỉ báo RSI báo và chỉ báo MACD đều ủng hộ tín hiệu tích lũy. Xu hướng vận động 3 đường MA cho thấy cổ phiếu đang giao dịch tại ngưỡng hỗ trợ khá mạnh.
Như vậy, MWG sẽ tích lũy trong vài phiên tới trước khi tăng giá manh và hồi phục trở về ngưỡng 90.
5. Khuyến nghị mua cổ phiếu POW
CTCK MB (MBS) 
Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu POW với giá mục tiêu 18.600 đồng, tương ứng P/E forward 16 lần (theo EPS ước tính 2016 khoảng 1.169 đồng.
Với vị thế là Tổng Công ty sản xuất điện lớn nhất tại Việt Nam, chúng tôi cho rằng PV Power xứng đáng là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư khi tiềm năng tăng trưởng của Công ty gắn liền với xu hướng phát triển của ngành.