Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
5 cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/6
 
Đầu tư CK trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/6 của các công ty chứng khoán.
1. PDB: Khuyến nghị mua vào

CTCK MB (MBS)

Theo thông tin từ CTCP Pacific (mã PDB), kết quả kinh doanh dự kiến 6 tháng đầu năm 2016 với doanh thu đạt khoảng 170 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 16 tỷ đồng tương đương với cùng kỳ năm 2015, EPS 6 tháng đạt mức 1.975 đồng/CP.

Theo chia sẻ từ công ty, trong quý II/2016  Công ty cũng đã tiến hành ký kết thêm nhiều hợp đồng có giá trị 45,2 tỷ đồng và nhiều hợp đồng có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Về kế hoạch kinh doanh dự kiến cả năm 2016 vẫn không thay đổi với doanh thu đạt 462,1 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 37,48 tỷ đồng. Như vậy sau 6 tháng thực hiện PDB hoàn thành 36,78% kế hoạch doanh thu và 42,69% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Thông thường, do tính chu kỳ của kinh doanh doanh thu và lợi nhuận của công ty thường tập trung phần lớn vào các quỹ giữa và cuối năm như quý III và quý IV.

Năm 2016, PDB sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khá cao nhờ nhu cầu bê tông cung cấp cho nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho APEC 2017 tại Đà Nẵng. Cùng với nhiều hợp đồng được ký kết trong quý II/2016 là cơ sở chúng tôi đánh giá cao khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra, với doanh thu đạt 462,1 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 37,48 tỷ đồng tương đương với EPS cả năm đạt 4.627 đồng/CP. Cổ tức dự kiến 2016 là 20% bằng tiền mặt.

Với mức PE hiện tại là 7,3 lần và dự báo triển vọng khả quan trong năm 2016, PE dự phóng đạt 7,5 lần thì giá hợp lý của PDB vào khoảng 35.000 đồng/CP. Do đó chúng tôi khuyến nghị Mua với PDB với thời gian đầu tư từ 6 đến 8 tháng.

2. KBC: Khuyến nghị tăng tỷ trọng

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Kinh Bắc là một trong những công ty phát triển khu công nghiệp hàng đầu với quỹ đất 4.500 ha, tương đương 5% tổng quỹ đất khu công nghiệp cả nước. Phần lớn quỹ đất của Kinh Bắc tập trung tại các trung tâm công nghiệp của miền Bắc như Hải Phòng, Bắc Ninh.

Các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là TPP, mà Việt Nam đã ký và sẽ ký sẽ thu hút thêm sự chú ý của các công ty toàn cầu. Chúng tôi kỳ vọng dòng vốn FDI, đối tượng chính của Kinh Bắc, sẽ tăng tốc trong các năm tới.

Quá trình tái cơ cấu tài chính sẽ giúp giải phóng Kinh Bắc bớt được áp lực từ việc chi trả nợ và lãi vay. Mặc dù đợt phát hành riêng lẻ 120 triệu cổ phiếu sắp tới dẫn tới lo ngại về sự pha loãng trong ngắn hạn, Kinh Bắc sẽ tốt hơn trong dài hạn do công ty có nhiều thời gian hơn để tập trung vào hoạt động cốt lõi. Trong khi các dự án đang trì hoãn được xem là quỹ đất, các dự án đang vận hành có thể cung cấp lợi nhuận kỳ vọng cho cổ đông.

Trong năm 2015, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu kỷ lục 1.435 tỷ đồng nhờ vào các khu công nghiệp Tràng Duệ, Quế Võ và Tân Phú Trung. Dựa trên tiềm năng của hiệp định TPP, Kinh Bắc dự đoán hai kịch bản cho năm 2016. Kịch bản cơ bản: nếu TPP thất bại, Kinh Bắc có thể đạt 1.900 tỷ đồng doanh thu, 650 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và 1.400 đồng EPS. Kịch bản tích cực: nếu TPP được thông qua, Kinh Bắc có thể đạt doanh thu 2.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 850 tỷ đồng và 1.800 đồng EPS, không tính 120 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ.

Chúng tôi định giá cổ phiếu KBC ở mức 16.000 đồng/CP tại thời điểm cuối năm 2016 dựa trên định giá của chúng tôi và của Kinh Bắc. Suất sinh lợi bình quân năm vào khoảng 17% tại mức giá thị trường 14.800 đồng/CP. TĂNG TỶ TRỌNG.

3. HPG: Khuyến nghị mua trung và dài hạn

CTCK BIDV (BSC)

Tổng sản lượng tiêu thụ thép Xây dựng trong 5 tháng 2016 của CTCP Thép Hòa Phát (mã HPG) đạt 679.424 tấn, tăng 19,3% cùng kỳ và chiếm 20,3% thị phần. Tăng trưởng chủ yếu đến từ tháng 3, tiêu thụ trong tháng 4 và 5 có tăng nhẹ so với cùng kỳ, nhưng giảm so với tháng 3 do ảnh hưởng từ lượng thép đầu cơ của các đại lý và nhà phân phối từ trước – đây cũng là tình hình chung của nhóm thép Xây dựng.

Với ống thép, tổng sản lượng tiêu thụ 5 tháng 2016 đạt 172.500 tấn, tăng 50,26% và chiếm 23,31% thị phần; sản lượng tăng mạnh trong tháng 4. Về thị trường Xuất khẩu, ống thép Hòa Phát được hưởng thuế chống bán phá giá vào Mỹ ở mức 0,38%, hiện HPG đang xuất vào Mỹ và Canada khoảng 5% lượng ống thép tiêu thụ.

Về nguyên liệu sản xuất, dự kiến trong năm 2016 HPG sẽ nhập khẩu khoảng 1,6 triệu tấn quặng. Hiện tại đang nhập khẩu khoảng 100 nghìn tấn / tháng từ Nam Phi (giao hàng tại Malaysia). BSC cho rằng giá quặng sẽ tiếp tục giao động và duy trì đà giảm trong dài hạn do ảnh hưởng từ Trung Quốc. Chúng tôi cũng lưu ý giá nguyên liệu than đang trong xu hướng tăng.

Nhà máy tại Hưng Yên công suất 300.000 tấn/năm được đưa vào chạy thử từ tháng 4 và chính thức hoạt động từ tháng 7. Dự kiến trong 6 tháng cuối năm sẽ sản xuất khoảng 100.000 tấn thức ăn. Mảng kinh doanh này vẫn sẽ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu doanh thu – lợi nhuận của HPG.

Chúng tôi duy trì khuyến nghị Mua trung và dài hạn cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 43.500 đồng. Chúng tôi ước tính doanh thu 2016 đạt 29.166 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.240 tỷ đồng, EPS 5.727 đồng, BVPS 2016 = 23.390 đồng.

4. NKG: Khuyến nghị mua trung và dài hạn

CTCK BIDV (BSC)

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2016, sản lượng tiêu thụ của CTCP Thép Nam Kim (mã NKG) đạt 163.139 tấn tôn mạ, tăng 66,03% cùng kỳ và 41.001 tấn ống thép, tăng 61,51% cùng kỳ. Sản lượng mục tiêu của NKG trong năm 2016 là 500 - 550 nghìn tấn thép tôn mạ và thép (trong đó tổng sản lượng 5T2016 là 204.141 tấn).

Lợi nhuận sau thuế quý II/2016 đạt khoảng 100 tỷ đồng, tăng 122% so với cùng kỳ năm ngoái; ước tính lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2016 đạt khoảng 166 tỷ đồng, tăng 152% cùng kỳ.

Chúng tôi vẫn duy trì khuyến nghị Mua trung và dài hạn cổ phiếu NKG, giá mục tiêu 25.600 đồng/cp (nâng giá mục tiêu so với báo cáo ngày 06/04/2016). Lợi nhuận sau thuế ước 2016 = 320 tỷ đồng, EPS 2016 = 6.396 đồng, BVPS 2016 = 19.182 đồng. Ngày 20/06, cổ phiếu NKG được giao dịch với giá 21.200 đồng, tương đương PE FW = 3,31x.

3. SMC: Khuyến nghị mua

CTCK BIDV (BSC)

Xu hướng hiện tại SMC của CTCP Đầu tư Thương mại tăng mạnh và kiểm tra vùng đỉnh ngắn hạn (kháng cự 14), tăng trong trung và dài hạn (vùng giá hỗ trợ 11). Chỉ báo xu hướng MACD tích cực, RSI duy trì tích cực hướng về vùng quá mua trên 70

Bên cạnh đó, thanh khoản đang có xu hướng tăng từ 30.000 CP/phiên lên 160.000 CP/phiên từ đầu giữa tháng 6 đến hiện tại.

Nhận định: SMC đã thoát khỏi nền giá vùng hỗ trợ 10.5-11 và trong giai đoạn bứt phá rất nhanh chỉ vỏn vẹn chưa đầy 10 phiên giao dịch, hiệu suất tăng hơn 30%. SMC đang tiếp cận gần vùng kháng cự 14. Xu hướng trong trung và dài hạn đang nằm trong chu kỳ tăng hình thành từ đầu năm.

Vì vậy, nhà đầu tư trung và dài hạn thực hiện MUA SMC và nắm giữ trong dài hạn với mức giá kỳ vọng trên 20, rủi ro đảo chiều có thể quay trở về hỗ trợ tại mức giá 11. Trong ngắn hạn, có thể thực hiện MUA cổ phiếu SMC khi điều chỉnh về vùng giá 12.5, giá kỳ vọng 16.3.

Thị trường chứng khoán: Thận trọng với Brexit
Giá dầu thô trong tuần tiếp tục rơi xuống đáy trước nỗi lo mang tên “Brexit”.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư