Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
8 tháng, xuất khẩu dệt may mang về 19,4 tỷ USD
Thế Hoàng - 04/09/2018 10:03
 
Việc xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 2,9 tỷ USD trong tháng 8 đã góp phần nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 8 tháng 2018 lên mức 19,4 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ.

Tổng cục Hải quan cho biết, danh mục các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn, trên 1 tỷ USD trở lên trong tháng 8 không thể thiếu vắng ngành hàng dệt may, da giày, điện thoại và linh kiện...

Cụ thể, 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực thu được từ 1 tỷ USD trở lên trong tháng 8 vừa qua gồm: Điện thoại và linh kiện; dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; giày dép.

Trong đó, trong tháng 8, xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 1% so với tháng 7, nâng trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong 8 tháng lên 19,42 tỷ USD, tăng 14,9%.

Theo báo cáo ngành dệt may của Công ty chứng khoán quốc tế (VIS), ngành dệt may Việt Nam phát triển mạnh từ 2002 đến nay với mức tăng trưởng trung bình mỗi năm đến 20%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, xuất khẩu dệt may chựng lại 1 năm nhưng sau đó hồi phục và duy trì tăng trưởng trung bình 15% đến nay. 

Cùng với hoạt động đầu tư lớn của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, đón đầu các Hiệp định Thương mại trong những năm qua, đã giúp tăng đáng kể tỷ lệ nội địa hóa, đưa dệt may trở thành những ngành xuất khẩu đạt giá trị gia tăng tăng theo từng năm.

Đơn cử, với giá trị xuất khẩu đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016, năm 2017, thặng dư thương mại của ngành dệt may đã chạm  15,5 tỷ USD. 6 tháng 2018, thặng dư thương mại dệt may đạt 7,6 tỷ USD, tăng 13,87% so cùng kỳ năm ngoái.

8 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt 19,4 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 10,4% của cùng kỳ 2017.

4 thị trường lớn Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm đến 75% giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam. Các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ bên cạnh thị trường mới Trung Quốc cũng gia tăng đến gần 50%.

Với mức tăng trưởng xuất khẩu 8 tháng 2018, cho thấy, ngành đá duy trì tốt mức tăng trưởng xuất khẩu cao, bất chấp những khó khăn thị trường và cạnh tranh về giá, giành đơn hàng với các quốc gia xuất khẩu lớn như Băngladesh, Myanmar, Campuchia....

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) dự báo, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong 8 tháng đầu năm, cùng với những diễn biến mới từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung theo hướng có lợi cho hàng hóa dệt may của Việt Nam cũng như những tháng còn lại đều là những mặt hàng xuất khẩu phục vụ mùa Thu đông có giá trị cao, dự kiến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 4 tháng cuối năm sẽ đạt tốc độ tăng trưởng tốt, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả năm đạt 34-35 tỷ USD.

Dệt may lần đầu thặng dư 15,5 tỷ USD
Kết thúc năm 2017, xuất khẩu dệt may đã cán đích 31 tỷ USD, đánh dấu năm đầu tiên ngành dệt may đạt giá trị thặng dư 15,5 tỷ USD.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư