-
Nam Định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về khai thác cát -
Thất thu ngân sách tại dự án Amber Riverside 622 Minh Khai, Hà Nội -
Đảm bảo an toàn khi thi công nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam -
Liên tục giả mạo văn bản cơ quan thuế để “làm việc” với cơ sở kinh doanh -
Sai phạm cổ phần hóa Tổng công ty Thép Việt Nam: Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an -
Chủ tịch Quảng Nam yêu cầu Ban Quản lý đầu tư xây dựng tỉnh kiểm điểm
Chiều 30/9, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 33 bị cáo khác có liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2) tiếp tục với phần xét hỏi để làm rõ những tài sản liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo, cá nhân khác có liên quan.
Liên quan đến dự án Khu đô thị phát triển An Phú tại phường An Phú, TP.Thủ Đức, do Công ty cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm làm chủ đầu tư, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết, bản thân bà đã cho ông Nguyễn Văn Liêm, Tổng giám đốc công ty này vay 1.000 tỷ đồng để phát triển dự án. Đây là khoản tiền riêng của bị cáo, không liên quan gì đến Ngân hàng SCB. Song, từ ngày bị cáo bị bắt, thì không có thông tin gì về số tiền này nữa, không biết ông Liêm đã trả chưa.
“Đây là số tiền mà người ta (ông Liêm) vay bị cáo, chứ không phải là số tiền bị cáo góp vốn vào Công ty cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm. Nếu được, bị cáo mong Hội đồng xét xử thu hồi 1.000 tỷ đồng này để nộp khắc phục hậu quả”, bị cáo Trương Mỹ Lan nói.
Bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại toà. |
Liên quan đến khối tài sản này, bị cáo Trương Khánh Hoàng, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB xác nhận, lúc giao dịch thì dự án Khu đô thị phát triển An Phú chưa đủ thủ tục pháp lý, nên không thế chấp ngân hàng được. Còn việc bà Lan chỉ đạo rút 1.000 tỷ đồng từ Ngân hàng SCB để đưa cho ông Liêm thì bị cáo không biết, chỉ biết là tiền của bà Lan.
“Bị cáo chỉ biết là tiền của chị Lan, nhưng nguồn gốc như thế nào bị cáo không rõ”, bị cáo Trương Khánh Hoàng khai.
Tương tự, liên quan đến Công ty cổ phần Lavifood, bị cáo Trương Mỹ Lan cho hay, công ty này không liên quan gì đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Trình bày tại tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết, bản thân chỉ cho ông Lê Thành (cựu Tổng giám đốc Công ty Lavifood) vay 500 tỷ đồng để cứu người đang thiếu nợ ở bên Campuchia.
“Lúc đó, bị cáo nghĩ làm phúc đi cứu người, không lẽ vì 500 tỷ đồng mà mất một mạng người, lúc này đã là 29 Tết, không còn ngân hàng nào làm việc nên đã huy động hết anh em ở trong Nam, ngoài Bắc để vay 500 tỷ đồng đưa cho anh Thành đi cứu người ra”, bà Lan trình bày.
Bà Lan mong muốn tòa giải tỏa kê biên bất động sản của Lavifood để thu hồi khoản nợ trả cho Ngân hàng VietinBank và trả cho bị cáo. Tuy nhiên, bà Lan cho rằng, tài sản của công ty này không đáng là bao, không có khả năng để trả nợ cho mình.
“Nếu họ không có tiền trả cho bị cáo coi như bị cáo đi làm từ thiện”, bà Lan nói.
Được xác định là bên có liên quan, đại diện Công ty cổ phần đầu tư Tân Thành Long An (Công ty Tân Thành Long An) cho biết, Công ty không nằm trong hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Đại diện Công ty mong Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên đối với dự án Việt Phát tại tỉnh Long An để Công ty tiếp tục phát triển, lấy tiền trả cho các trái chủ…
Liên quan đến dự án này, bị cáo Trương Mỹ Lan cũng mong muốn Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên để Công ty có tiền trả cho người mua trái phiếu.
Trước đó, trả lời Hội đồng xét xử về giao dịch đặt cọc 5 tỷ đồng để mua nhà đất ở phường Vĩnh Long (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), bị cáo Trương Huệ Vân (cháu bà Lan) khai định mua để tặng mẹ vì mẹ bị cáo quê ở Long Xuyên. Tuy nhiên, vừa đặt cọc xong thì bị cáo bị bắt và bên bán muốn giữ luôn phần đặt cọc.
Tại tòa, bị cáo Trương Huệ Vân cho biết, số tiền này là tiền tích lũy riêng của bản thân, bị cáo mong muốn nhận lại để nộp khắc phục hậu quả trong vụ án này.
-
Nam Định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về khai thác cát -
“Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
Thất thu ngân sách tại dự án Amber Riverside 622 Minh Khai, Hà Nội -
Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng
-
Đảm bảo an toàn khi thi công nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam -
Thủ đoạn phát hành “tiền ảo” BSCL trái phép để lừa tiền thật của nhà đầu tư -
Đất quy hoạch công nghiệp của Matexim dễ dàng biến thành đất dân cư -
Liên tục giả mạo văn bản cơ quan thuế để “làm việc” với cơ sở kinh doanh -
Loạt sai phạm tại dự án Phương Đông Green Park số 1 Trần Thủ Độ -
Sai phạm cổ phần hóa Tổng công ty Thép Việt Nam: Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an -
Chủ tịch Quảng Nam yêu cầu Ban Quản lý đầu tư xây dựng tỉnh kiểm điểm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk