-
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản -
Nhập khẩu gạo vọt lên 843 triệu USD, sắp vượt cả năm 2023 -
Thiếu doanh nghiệp trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh ngành nông nghiệp? -
Nguồn hàng vận chuyển tăng, Logistics Vicem (HTV) có lãi trở lại -
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất
Garena - startup lớn nhất Đông Nam Á ở thời điểm hiện tại |
Mới đây, Garena tuyên bố chuẩn bị tiến hành IPO trên TTCK Mỹ, qua đó thể hiện tham vọng toàn cầu của mình. Ngoài ra, một vài TTCK khác tại Đông Nam Á cũng được “đưa vào tầm ngắm”.
Thành lập từ năm 2009, Garena nhanh chóng gặt hái được thành công tại Singapore với sự hỗ trợ từ Tập đoàn Tencent - nhà đầu tư kiêm cố vấn. Ban đầu, Công ty ra mắt sản phẩm Garena+ với tính năng kết nối nhiều game thủ với nhau. Sau đó, hãng đầu tư vào việc phát hành game online, với loạt game chủ chốt gồm Liên Minh Huyền Thoại, FIFA Online 3, Heroes of Newerth…
Thành công với game online, Garena tiếp tục lấn sân sang dịch vụ Internet, thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến, với các sản phẩm chính là phần mềm chat OTT BeeTalk, tiện ích thanh toán Airpay và ứng dụng mua sắm qua điện thoại Shopee.
Hồi cuối tháng 3/2016, Garena nhận được nguồn tài trợ 170 triệu USD từ Khazanah Nasional Berhad - một quỹ đầu tư chiến lược của Chính phủ Malaysia, nâng tổng giá trị đầu tư của Garena lên tới hơn 500 triệu USD (theo báo cáo tài chính của Công ty).
Forrest Li, nhà sáng lập kiêm CEO của Garena nhấn mạnh rằng: “Với kinh nghiệm xây dựng những doanh nghiệp hàng đầu, Khazanah sẽ giúp chúng tôi củng cố vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực nội dung số, thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến, nâng cao sứ mệnh toàn cầu trong việc ‘Kết nối các điểm mốc’ (slogan của Garena) của chúng tôi”.
Có thể thấy, Garena đang bộc lộ rõ tiềm năng của mình trong việc trở thành startup “khủng” của khu vực. Chỉ trong 4 năm, từ 2011 đến 2015, doanh thu ròng của Garena đã tăng gấp 13 lần, đạt 270 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn này ở mức 95%. Khi mới thành lập, Garena chỉ có khoảng 20 nhân sự, nhưng hiện tại, con số này đã là 3.000 người, trải rộng khắp Đông Nam Á, Hồng Kông và Đài Loan.
“Khát vọng của chúng tôi là xây dựng Garena thành một công ty có giá trị 100 tỷ USD trong 10 năm tới”, Forrest Li cho biết.
Trong dài hạn, Garena muốn phát triển thành một mô hình kết hợp giữa Tencent và Alibaba. Hướng đi của Garena đã phần nào thể hiện được mục tiêu này: sản phẩm Garena+ và ứng dụng chat BeeTalk khá giống với các sản phẩm QQ và WeChat của Tencent, còn các dịch vụ như AirPay và Shopee cũng có nét tương đồng với Alipay và Taobao của Alibaba.
Thực tế, để có được Garena như ngày nay, CEO Forrest Li đã gặp không ít khó khăn. Xuất thân trong gia đình không có nền tảng kinh doanh, bố mẹ đều là viên chức nhà nước, nhưng với vốn kiến thức từ Đại học Stanford, cộng với kinh nghiệm đúc kết từ các buổi trò chuyện với các lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng, Forrest Li dần ấp ủ tham vọng khởi nghiệp.
Khởi đầu của Li không mấy thuận lợi khi dự án đầu tay mang tên GG Game đã “chết yểu”. Hai năm sau đó tiếp tục là khoảng thời gian không thành công khi vị CEO trẻ tuổi nhận ra mình “đi lệch” xu hướng: xây dựng công ty game offline, trong khi là thời của game online. Không nản lòng, Li tiếp tục kêu gọi vốn đầu tư, dù liên tiếp bị từ chối bởi các công ty đầu tư tại Mỹ, với lý do là “chúng tôi thích những công ty chỉ cách chỗ chúng tôi 30 phút lái xe hơn”. Song cuối cùng, may mắn đã mỉm cười với Li khi nhận được khoản đầu tư mạo hiểm hiếm hoi lúc đó là 1 triệu USD. Và cái tên Garena ra đời từ đó. Li cho biết, Garena là từ ghép của “global arena” - đấu trường toàn cầu. Tính đến thời điểm hiện tại, tham vọng “toàn cầu” của Li đang từng bước được hiện thực hóa.
Nếu Forrest Li là tấm gương cho các doanh nhân khởi nghiệp về tinh thần “dám thất bại, dám dấn thân”, thì thành công của Garena cũng là bài học cho nhiều startup trong khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Hiện tại, một số lĩnh vực kinh doanh của Garena có khá nhiều tương đồng với CTCP VNG của Việt Nam. Nếu Garena nổi tiếng với game Liên minh huyền thoại và ứng dụng chat BeeTalk, thì VNG cũng có sản phẩm tương tự nổi bật là game Võ lâm truyền kỳ và ứng dụng chat Zalo. Nếu phát triển theo mô hình đa ngành như Garena, có thể VNG cũng sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình hơn ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, để có được thành công như Garena, một yếu tố quan trọng nữa là môi trường kinh doanh. Nếu có hệ thống pháp lý tốt cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ như ở Singapore, có lẽ các doanh nghiệp Việt nói chung sẽ có thêm nhiều cơ hội để “bơi ra biển lớn”.
-
Nguồn hàng vận chuyển tăng, Logistics Vicem (HTV) có lãi trở lại -
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
[Chùm ảnh] Doanh nghiệp thủy sản hoang tàn sau bão Yagi -
Thép chống ăn mòn của Việt Nam bị đề nghị điều tra "kép" tại Hoa Kỳ -
VNPT triển khai gói hỗ trợ đặc biệt 50 tỷ đồng cho khách hàng, người dân vùng bão lũ -
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng xuất khẩu xi măng sang Nam Phi -
Lo ngại giá cước vận tải biển tiếp tục tăng cao
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức