-
Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh -
Khoảng 20% người Việt sống chung với bệnh lý viêm xoang -
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm
Áp lực mà trẻ em đang gặp phải còn lớn khi mà dịch bệnh chưa biết đến khi nào mới kết thúc và các buổi học trực tuyến dự báo còn kéo dài |
Bí bách trong 4 bức tường
Dù đau lòng, nhưng chúng ta phải thừa nhận một thực tế rằng, trong hơn nửa năm qua, trẻ em như những chú chim non bị nhốt trong 4 bức tường, phải làm bạn với máy tính, các ca học trực tuyến dài đằng đẵng hay với điện thoại, tivi. Ký ức tuổi thơ của các con thay bằng việc đến trường học tập, vui đùa cùng chúng bạn, chơi các môn thể thao yêu thích, có những chuyến về quê thăm ông bà nội, ngoại hay du lịch… thì lại phải một mình “chiến đấu” với sự nhàm chán.
Thời gian đầu giãn cách xã hội, nhiều em khát khao được đến trường, nhưng dần dần, không ít em đã nghiện chơi game qua điện thoại, máy tính bảng. Các bác sĩ tâm lý, tâm thần chia sẻ, trong đợt dịch, họ thường xuyên nghe được những than phiền của phụ huynh về tình trạng của các con với tác phong chậm chạp, mắt lờ đờ, ngủ ít, ăn uống thất thường, dễ la hét... Đặc biệt, nhiều trẻ em ở TP.HCM có biểu hiện stress sau sang chấn do bất ngờ đối mặt với biến cố lớn trong đời, như có cha, mẹ, ông, bà, người thân mất vì Covid-19.
Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh cơ sở A (Hà Nội) vừa khảo sát tâm lý học sinh. Kết quả cho thấy, có 52% học sinh trả lời khó tập trung khi học trực tuyến; 41,2% em cho rằng học trực tuyến rất chán; 45,8% em thiếu động lực học tập và gần một nửa số học sinh tham gia khảo sát khẳng định, các em học kém hơn so với học trên lớp.
66,5% học sinh cho biết, các em dành nhiều thời gian cho mạng xã hội khi dùng điện thoại; hơn 33% em dùng mạng chơi điện tử; 21,2% học sinh cho biết, các em gặp xung đột với bố mẹ nhiều hơn trước, 16,4% cảm thấy không thích gần gũi với bố mẹ và bị bố mẹ quản lý thiết bị điện tử thường xuyên…
GS-TS. Cao Tiến Đức (Bệnh viện 103) cho biết, không khó để nhận ra một trẻ đang gặp rối loạn tâm lý, như hay cáu kỉnh, chán ăn, hay gặp ác mộng, sợ bóng tối, sợ ở một mình, kém tập trung trong học tập, dễ tăng xung động…
“Với những trẻ thường xuyên chơi game, có thể sống lại các biến cố qua trò chơi, hoặc trong các giấc mơ, thảm họa tái xuất hiện. Rối nhiễu kéo dài không được phát hiện có thể đẩy đứa trẻ từ tình trạng dễ giật mình, trầm cảm và cuối cùng tìm đến giải pháp tự tử”, GS-TS. Cao Tiến Đức nói.
Tại Hà Nội, vụ việc đau lòng khi một em bé lớp 6 nhảy lầu tự tử vì đạt điểm thi chưa cao khi nhà trường tổ chức thi trực tuyến vừa qua không chỉ là nỗi đau không nguôi với gia đình em, mà còn là hồi chuông báo động cho những hệ lụy có thể xảy đến khi trẻ gặp các vấn đề tâm lý mà chưa nhận được sự quan tâm, lắng nghe, tâm sự, chia sẻ kịp thời của các bậc phụ huynh.
Nhận biết được các nguy cơ khi học sinh rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng, thầy Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, nhà trường thiết kế chương trình học chính buổi sáng, buổi chiều dành 2 giờ cho sinh hoạt câu lạc bộ trực tuyến và thể dục, nhưng vẫn khó có thể bù đắp những thiếu hụt mà các em đang phải đối diện.
Còn theo ý kiến của thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Lê Quý Đôn, thì phương thức học trực tuyến không thể đạt hiệu quả như mong muốn, nhưng cha mẹ, giáo viên lại có những kỳ vọng, áp đặt lên học sinh, sẽ khiến các em rơi vào trạng thái lo âu, buồn chán dẫn đến gia tăng stress.
Đừng tạo thêm áp lực cho trẻ
Để bảo vệ trẻ khỏi những tổn thương tâm lý trong mùa dịch, cha mẹ cần động viên, khích lệ, không tạo áp lực, không trách mắng, gần gũi với con, đồng hành và chia sẻ để con vượt qua. Đặc biệt, các bậc phụ huynh không nên lo lắng thái quá, không cãi lộn trong gia đình, bởi trẻ rất dễ bị lan truyền hiệu ứng tiêu cực từ tâm trạng và giao tiếp của người lớn.
Về phía nhà trường, thầy cô giáo cũng cần tìm sự đa dạng trong công tác giảng dạy, giảm tải về nội dung, có nhiều hoạt động tương tác, gắn kết với học sinh.
Theo TS. Vũ Việt Anh, Tổng giám đốc Học viện Thành Công, ngoài sự thay đổi của giáo viên ở phương pháp giảng dạy, tránh gây áp lực, quá tải, có sự gắn kết với học sinh, thì bản thân mỗi học sinh cũng cần có kế hoạch học tập, nghỉ ngơi khoa học. Các em cần đặt ra mục tiêu cho mỗi môn học và biết cách tự tạo động lực trong học tập bằng việc tạo cho mình một không gian học tập yên tĩnh, gọn gàng, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, được trang trí theo sở thích.
Thầy Nguyễn Quốc Bình chia sẻ, trong bối cảnh trẻ đang chịu nhiều áp lực, các thầy cô và các bậc phụ huynh không nên kỳ vọng quá cao về thành tích của trẻ, mà cần có sự trao đổi, động viên kịp thời, giúp trẻ tìm kiếm niềm vui, động lực học tập.
Thầy cô và bố mẹ cũng có thể giúp trẻ bằng việc thay thế những năng lượng tiêu cực bằng một chế độ sinh hoạt phù hợp, như tham gia các câu lạc bộ sở thích, các hoạt động thiện nguyện với số lượng vừa phải để trẻ có sự kết nối với thế giới.
Còn theo GS-TS. Cao Tiến Đức, trong quá trình trẻ chưa đến trường, cần cho trẻ ăn uống khoa học, tránh ăn nhiều đồ ăn nhanh hoặc ăn quá nhiều dễ dẫn đến béo phì. Bởi khi tâm trạng trẻ đang tệ, lại cộng thêm nỗi lo cân nặng, vấn đề sẽ càng trở nên phức tạp, trẻ càng dễ tự ti, thu mình, ngại giao tiếp sau khi trường học có thể mở cửa trở lại.
Về vận động, các bậc phụ huynh có thể nghĩ ra các hình thức trò chơi để khuyến khích các bé tham gia. Theo chuyên gia, trong bối cảnh trẻ dễ bị các tác động tâm lý tiêu cực, lại thêm áp lực học tập căng thẳng hay các ca học trực tuyến kéo dài không hợp lý, trẻ sẽ càng dễ rơi vào bế tắc. Nếu phụ huynh đã cố gắng bằng mọi cách mà không giải quyết được vấn đề, thì cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
-
Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số -
Ngành Dược từ năm 2025: Bước chuyển mình toàn diện với Luật Dược sửa đổi -
Kháng thuốc đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024