-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều đang phải cách ly vì thành ổ dịch Covid-19 |
Khủng hoảng lặp lại
Ở 3 làn sóng dịch trước, đã có một số bệnh viện trở thành ổ dịch nghiêm trọng khiến công tác phòng chống dịch trở nên khó khăn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.
Một số bệnh viện tư phải tạm đóng cửa để khắc phục do không đảm bảo các yếu tố an toàn phòng chống dịch như Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Hà Nội, Bệnh viện Mắt HiTec, Bệnh viện Mắt Việt Nhật…
Những tưởng điều này sẽ được khắc phục, quán triệt sâu sắc ở làn sóng thứ tư, song thực tế ngược lại. Do trở thành ổ dịch nóng nhất Hà Nội mà 3 cơ sở của Bệnh viện K, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương phải cách ly y tế, ảnh hưởng tới quá trình khám chữa bệnh của hàng ngàn người.
Một loạt cơ sở y tế khác như Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, Bệnh viện Phổi Lạng Sơn, Bệnh viện Quân y 105, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quỳnh Lập (Nghệ An), Bệnh viện Hoàn Mỹ (Đà Nẵng)… cũng bị cách ly do có ca bệnh Covid-19.
Ngoài ra, trong làn sóng dịch thứ tư này, đã có ít nhất 2 cơ sở y tế tư nhân là Phòng khám Đa khoa quốc tế Thu Cúc (cơ sở Trần Duy Hưng), Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cơ sở 2 bị đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh do vi phạm quy định về phòng chống dịch.
Điều nguy hiểm mà các chuyên gia nhiều lần cảnh báo việc Covid-19 lây lan và bùng phát tại cơ sở y tế ngoài việc nơi đây tiếp nhận số lượng lớn người tới khám bệnh mỗi ngày, thì bệnh viện cũng là nơi nhiều bệnh nhân đang điều trị nội trú, trong đó nhiều người mắc bệnh nặng. Do vậy, nếu bị Covid-19 xâm nhập, đối tượng này dễ tổn thương, gia tăng áp lực điều trị cho cơ sở và tăng tỷ lệ tử vong.
PGS-TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, điểm quan trọng nhất để Việt Nam tránh nguy cơ “vỡ trận” như Ấn Độ là bảo vệ các bệnh viện, không để Covid-19 xâm nhập, vì bệnh viện là nơi có rất nhiều bệnh nhân nặng bấp bênh sinh tử.
“Bệnh viện là thành trì cuối cùng trước dịch. Nếu hệ thống bệnh viện suy yếu, thì thảm họa y tế lẫn nhân đạo sẽ xảy ra”, ông Hiếu nói.
Thực tế đã minh chứng hệ quả của việc nhiều bệnh viện lớn thành ổ dịch thực sự rất nghiêm trọng. Chẳng hạn, tại Bệnh viện K, nơi có khoảng 3.000 bệnh nhân khám và điều trị nội trú, các hoạt động khám chữa bệnh bị ảnh hưởng trầm trọng. Bệnh nhân đến lịch mổ đành phải tạm hoãn, nhiều ca bệnh phải chuyển về tuyến dưới theo dõi và điều trị.
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - cơ sở đầu ngành về điều trị bệnh nhân Covid-19 lại trở thành ổ dịch Covid-19, không những khiến bản thân Bệnh viện quay cuồng dập dịch, mà khiến cho nhiều cơ sở tuyến dưới lo lắng. Sở dĩ như vậy là do trước đây cứ có ca bệnh Covid-19 nặng là các tuyến đều chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhờ trợ giúp.
Không để nước tới chân mới nhảy
Với đặc thù của Covid-19, người cao tuổi nếu mắc bệnh dễ bị rơi vào tình trạng nặng và diễn biến xấu, do vậy, ông Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho rằng, Bệnh viện luôn đề cao công tác phòng chống dịch và thực hiện các biện pháp tối ưu theo Bộ tiêu chí Bệnh viện an toàn của Bộ Y tế, sẵn sàng các kịch bản ứng phó mọi tình huống xảy ra.
Cũng theo ông Nguyễn Trung Anh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương thực hiện phân luồng ra vào một chiều, bố trí khu vực cách ly khám, chờ chuyển viện với các trường hợp nghi ngờ, phòng khám cách ly đầy đủ phương tiện, dụng cụ, phân lịch trực bác sỹ và điều dưỡng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi cần.
Bệnh viện đảm bảo trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, khẩu trang, kính chắn giọt bắn cho nhân viên theo yêu cầu công việc. Tổ chức xét nghiệm tầm soát đối với các đơn vị tuyến đầu như khoa cấp cứu, khoa khám bệnh và với các trường hợp có yếu tố dịch tễ.
Toàn bộ nhân viên tự giác khai báo dịch tễ, các đơn vị có trách nhiệm thường xuyên rà soát nhân viên, chủ động xử trí theo phân loại các F, cập nhật về phòng kế hoạch tổng hợp, báo cáo Ban Giám đốc khi có tình huống xảy ra tại đơn vị. Các cuộc họp, giao ban được chuyển sang hình thức online.
Đối với Covid-19, việc kiểm soát nhiễm khuẩn rất quan trọng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, cơ sở bố trí nước rửa tay ở rất nhiều nơi trong Bệnh viện để cả nhân viên y tế cũng như bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có thể sử dụng, đồng thời thường xuyên vệ sinh bề mặt, tiến hành khử khuẩn toàn bệnh viện định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu. Sử dụng quạt thông gió hỗ trợ thông khí toàn bệnh viện, hạn chế không gian kín.
Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đang thực hiện giãn cách để phòng dịch. PGS-TS.Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện cho biết, Bệnh viện đã xây dựng kịch bản khi bị phong tỏa. Hiện, Bệnh viện cũng đã thực hiện công tác giãn cách. Cụ thể, trước đây Bệnh viện khám ngoại trú trung bình 4.000 bệnh nhân/ngày, thì nay giảm còn 1.000 -1500 bệnh nhân/ngày; điều trị nội trú giảm từ 2.000 bệnh nhân xuống còn 1.000-1.500 người.
Để ngăn làn sóng Covid-19 tại các cơ sở y tế, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho hay, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh thường xuyên đánh giá bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống Covid-19 theo quy định.
Bộ yêu cầu các cơ quan quản lý thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí bệnh viện và phòng khám an toàn. Kiên quyết đóng cửa, tạm dừng hoạt động cơ sở không đạt tiêu chuẩn; xử lý kỷ luật các cơ sở không chấp hành quy định.
Các cơ sở định kỳ xét nghiệm nhân viên làm việc ở khu vực sàng lọc, phân luồng; cách ly người bệnh ở một số khoa, phòng có nguy cơ cao hoặc những người bệnh chịu ảnh hưởng nặng khi nhiễm Covid-19 gồm người bệnh tại khoa cấp cứu, hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực, truyền nhiễm...
Bài viết triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.
Xem thêm nội dung TẠI ĐÂY!
-
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu