-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Việc khoanh nợ, xóa nợ thuế được thực hiện theo trình tự, thủ tục xử lý nợ vừa được Bộ Tài chính ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phát sinh trước ngày 1/7/2020 đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. |
Thưa ông, tổng số tiền nợ thuế (tiền nợ thuế, chậm nộp, phạt chậm nộp, tiền vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế) không còn khả năng thu hồi đến nay là bao nhiêu?
Tính đến thời điểm cuối năm 2019, tổng số tiến nợ thuế là 80.830 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cuối năm 2018, trong đó, nợ không có khả năng thu hồi là 40.228 tỷ đồng, chiếm 49,8%. Nợ không có khả năng thu, đúng ra là không thể thu được do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất - kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Nợ thuế không có khả năng thu càng lâu thì càng gia tăng (năm 2019 tăng hơn 7% so với năm 2018) vì phải tính tiền chậm nộp. Chính vì vậy, Quốc hội đã ra Nghị quyết 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phát sinh trước ngày 1/7/2020 đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.
Hiện có bao nhiêu người nộp thuế không có khả năng nộp ngân sách nhà nước vì những nguyên nhân kể trên?
Theo con số chính xác cập nhật đến ngày 31/8/2019 thì có trên 23.650 doanh nghiệp tự giải thể; 264 doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, tự phá sản; gần 771.420 người nộp thuế, bao gồm cả doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân bỏ địa chỉ kinh doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký; khoảng 46.100 doanh nghiệp không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…
Chúng tôi đã tập trung rà soát đối tượng được xử lý nợ theo Nghị quyết 94. Kết quả sơ bộ cho cho thấy, số lượng người nộp thuế được khoanh nợ, xóa nợ là 843.000 trường hợp, số nợ thuế khoanh là 22.000 tỷ đồng và số nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp xóa là 16.000 tỷ đồng.
Đối tượng được khoanh nợ, xóa nợ rất lớn. Theo ông, làm thế nào để tránh trường hợp lợi dụng, trục lợi chính sách?
Bộ Tài chính vừa có quy định cụ thể, chặt chẽ về việc xử lý nợ thuế phát sinh trước ngày 1/7/2020 mà không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.
Trường hợp phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng quy định hoặc người nộp thuế đã được xóa nợ mà quay lại hoạt động hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới (trừ trường hợp người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán trực tiếp bằng vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán), sẽ bị hủy quyết định khoanh nợ, xóa nợ và thu vào ngân sách nhà nước khoản nợ đã được xóa.
Khoanh nợ, xóa nợ là một trong các giải pháp cần kíp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Thưa ông, làm sao để đưa chính sách này vào ngay cuộc sống?
Để thực hiện Nghị quyết 94, trung tuần tháng 3/2020, Bộ Tài chính đã ban hành chỉ thị triển khai (Chỉ thị 03/CT-BTC) và Bộ trưởng Bộ Tài chính đã gửi Công điện tới bí thư, chủ tịch UBND cấp tỉnh đề nghị phối hợp thực hiện.
Tổng cục Thuế đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết xử lý nợ ngay từ tháng 4/2020 để xây dựng chương trình, kế hoạch, tiến độ và các biện pháp thực hiện; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan thuế các địa phương thực hiện chương trình, kế hoạch và các biện pháp đã đề ra. Tại các địa phương cũng đã thành lập Ban chỉ đạo có trách nhiệm triển khai Nghị quyết ở địa phương; tham mưu, đề xuất với UBND cấp tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức xử lý nợ trên địa bàn.
Tất cả đã chuẩn bị xong, công tác tổ chức có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành, chính quyền các cấp ở địa phương. Vì vậy, việc khoanh nợ, xóa nợ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn đã bắt đầu thực hiện bảo đảm đúng đối tượng, đúng số tiền được khoanh, xóa, không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025