Để khắc phục các tồn tại, hạn chế trong phát triển, quản lý, sử dụng loại hình nhà ở này thời gian qua, bảo đảm chặt chẽ, thận trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đề xuất phương án chỉnh lý cụ thể.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, Nhà nước có quyền thu hồi đất đối với các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội theo quy hoạch để tổ chức đấu giá hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Theo Đoàn công tác của Chính phủ, quy định của Luật Đất đai 2013 và Luật Lâm nghiệp năm 2017 không thống nhất với nhau về quy định cho thuê rừng phòng hộ.
Đến giờ này, hầu hết các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM không đủ thành phần hồ sơ theo quy định của ngân hàng để "đụng" được gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Lượng giao dịch bất động sản nghỉ dưỡng được mở bán mới là rất hạn chế. Nhu cầu mua và lượng đặt cọc thấp khiến nhiều chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc đưa sản phẩm ra thị trường.
UBND tỉnh Kon Tum nhận thấy, một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm, chậm triển khai các thủ tục về đất đai trước khi thực hiện việc đầu tư xây dựng công trình.
Nếu coi đất nền là phân khúc tạo “sóng”, thì hiện tại thị trường đang rơi vào tình trạng “sóng yên, biển lặng”. Thậm chí, ngay cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng ái ngại khi gia nhập cuộc chơi.
Ngành du lịch được kỳ vọng sẽ trở thành mũi nhọn của nền kinh tế. Tuy nhiên, các văn bản luật, đặc biệt là Luật Đất đai, đang chưa thực sự hậu thuẫn và góp phần “mài bén” mũi nhọn này.
Nếu Luật Đất đai (sửa đổi) không có quy định tiếp cận đất đai đối với tổ chức, cá nhân để phát triển du lịch, dịch vụ thì sẽ không khuyến khích được phát triển hạ tầng du lịch.
Cơ sở lưu trú là cấu phần quan trọng trong kinh tế du lịch, nhưng tình trạng dư cung, thanh khoản kém, thiếu chính sách hỗ trợ… đang góp phần gia tăng thách thức cho phân khúc này nói riêng và lĩnh vực du lịch nói chung.