-
Chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc -
Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnh -
Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ -
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi -
Biến chứng của bệnh lý động mạch -
Phòng chống bệnh đường hô hấp sau bão lũ
Năm 2019, chị Mai (quê ở An Giang) được chẩn đoán lao phổi, điều trị thuốc 6 tháng thì khỏi. Ba năm sau, chị bắt đầu có cảm giác khó thở, hụt hơi khi gắng sức, không thể làm việc nặng.
Các bác sỹ đang can thiệp ca hẹp khí quản ở bệnh nhân lao. |
Bệnh nhân đi khám tầm soát bệnh lý hô hấp tại bệnh viện tỉnh, phát hiện hẹp khí quản. Đây là di chứng của bệnh lao phổi trước đó, xảy ra khi tổn thương lao phát triển ở ngay khí quản.
Sau khi điều trị bệnh lao, mô sẹo xơ phát triển vào trong lòng khí quản gây hẹp đường thở tăng dần, làm cho người bệnh khó thở. Đoạn hẹp dài 3 cm, chỗ hẹp nhất chỉ 3×8 mm, trong khi đường kính khí quản người lớn khoảng 12 mm.
Hẹp khí quản là tình trạng thu hẹp đường kính lòng của khí quản - ống dẫn khí chính từ cổ họng đến phổi. Bệnh có thể xảy ra do nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải bao gồm: bướu cổ, hội chứng Amyloidosis (bệnh thận bột), bệnh Sarcoidosis (bệnh u hạt), ung thư hạch ngực, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp, bệnh bạch cầu, đặt nội khí quản hoặc mở khí quản thời gian dài, nhiễm trùng (vi khuẩn, nấm hoặc lao)…
Chị Mai đi khám thêm nhiều bệnh viện, được chỉ định đặt stent hoặc phẫu thuật để nong khí quản. Tuy nhiên, chị ngại can thiệp ngoại khoa, muốn thử các biện pháp điều trị nội khoa xem bệnh đáp ứng đến đâu.
Trong vòng gần 2 năm, chị được nong khí quản bằng bóng 2 lần, thường xuyên phun khí dung làm giãn đường thở, hạn chế vận động gắng sức, nhưng triệu chứng cải thiện không đáng kể. Khí quản chỉ giãn trong thời gian ngắn rồi lại tái hẹp, khiến chất lượng cuộc sống của chị suy giảm nghiêm trọng. Tháng 8/2024, chị đến bệnh viện thăm khám.
Theo các bác sỹ, đây là một trong những tổn thương khó, phức tạp trong chuyên khoa Ngoại lồng ngực. Nếu hẹp khí quản cổ, bác sỹ sẽ mở đường mổ như các ca mổ tuyến giáp, cắt đoạn khí quản hẹp rồi khâu nối làm thông thoáng đường thở.
Với những trường hợp hẹp khí quản vùng ngực, bác sỹ có thể lựa chọn nong và đặt stent. Chị Mai hẹp khí quản ngay vị trí tiếp giáp giữa cổ và ngực, đặt stent có thể gặp nguy cơ xoắn vặn gây gãy stent khi cử động cổ.
Ngoài ra, khả năng tái hẹp trong stent cũng cao hơn do bản thân stent là một vật lạ với cơ thể người bệnh. Sau khi hội chẩn với bác sỹ chuyên khoa Hô hấp, ê kíp quyết định chọn phương pháp phẫu thuật để mang lại hiệu quả cao và lâu dài.
Bên cạnh đó, có quá nhiều vấn đề cần xử lý khi thực hiện ca mổ. Đầu tiên là quá trình gây mê, bệnh nhân bị hẹp nặng khí quản nên bác sỹ gây mê không thể đặt được ống nội khí quản có kích thước lớn phù hợp với người bệnh (7 mm).
Thứ hai, đoạn hẹp nằm ngay vị trí “đắc địa”, rất khó tiếp cận qua đường cổ. Ngoài ra, đoạn hẹp dài gần 3 cm tương đương 3 sụn khí quản. Khí quản bao gồm 16-20 sụn khí quản ở phía trước và một thành sợi cơ ở phía sau. Sụn khí quản được cấu tạo bởi sụn Hyaline và được kết nối bằng mô sợi đàn hồi, giữ cho khí quản mở trong quá trình thay đổi áp suất đi kèm với thông khí.
“Ở các ca hẹp khí quản khác, thường chỉ cắt tối đa 2-2.5 sụn khí quản rồi nối hai đầu khí quản trên dưới, nhờ vậy miệng nối lành nhanh và không dọa rách. Đối với ca này, việc cắt bỏ 3 sụn khí quản khiến nguy cơ xì, rò miệng nối sau mổ rất cao”, bác sỹ Dũng nói.
Ê kíp liên chuyên khoa gồm các bác sỹ Gây mê hồi sức - Ngoại Tim mạch Lồng ngực - Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM tiến hành hội chẩn nhằm tìm cách hóa giải khó khăn cho ca mổ.
Cuối cùng, phương án gây mê cho bệnh nhân bằng một ống nội khí quản nhỏ được lựa chọn. Đồng thời, ê kíp chọn phương án mở đường ở cổ, đòi hỏi độ chuẩn xác cao trong thao tác. Máy tim phổi nhân tạo (ECMO) được chuẩn bị sẵn sàng ngay trong phòng mổ, dự phòng trường hợp không thể gây mê toàn thân cho người bệnh thì sẽ có máy móc hỗ trợ tuần hoàn, giảm bớt áp lực cho hệ hô hấp.
Ca phẫu thuật cho chị Mai diễn ra với sự góp sức của hơn 20 bác sỹ, phẫu thuật viên. ThS.BS.CKII Hồ Thị Xuân Nga, bác sỹ khoa Gây mê hồi sức cho hay, về vấn đề gây mê, điều đáng lo nhất ở ca mổ này là vấn đề không thông khí, nếu không đặt nội khí quản vào đoạn khí quản hẹp khít được thì sẽ không thể gây mê hồi sức, đồng nghĩa với không mổ được.
Đây là lý do ê kíp phải hội chẩn toàn viện trước mổ, đồng thời bác sỹ ICU túc trực, chuẩn bị sẵn máy tim phổi nhân tạo (ECMO) dự phòng hỗ trợ tuần hoàn, giảm bớt áp lực cho hệ hô hấp.
Bác sỹ Nga dùng ống nội soi mềm để quan sát và ước lượng, quyết định đặt nội khí quản đường kính nhỏ, 4 mm để thông khí tạm thời cho người bệnh trong thì đầu.
“Nếu thì đầu mà không làm được điều này, phải dùng ECMO để hỗ trợ đảm bảo cung cấp đủ oxy cho bệnh nhân, điều này rất phức tạp và tốn kém”, bác sỹ Nga nói.
Tiếp đến, bác sỹ Dũng mở đường cổ để bộc lộ đoạn khí quản thông thoáng, mở đường cho bác sỹ Nga đưa ống nội khí quản lớn hơn (đường kính 7 mm) vào, gây mê toàn thân cho bệnh nhân.
Trong vòng 3 giờ, ê kíp cắt được đoạn khí quản bị hẹp, sau đó nối hai đầu khí quản trên - dưới với nhau, làm thông thoáng đường thở. Toàn bộ quá trình mổ không cần dùng tới máy tim phổi nhân tạo. Sau khi đóng vết mổ, bác sỹ khâu cằm - ngực cho bệnh nhân, duy trì trạng thái này trong 2 ngày để tránh người bệnh ngửa cổ, quay cổ gây xì miệng nối.
Sau mổ, chị Mai được theo dõi sát tại Khoa Hồi sức tích cực (ICU) để giảm nguy cơ miệng nối hai đoạn khí quản bị căng, đứt. Sau 4 ngày, chị chuyển ra phòng nội trú, vẫn còn cảm giác hơi khó nuốt. Một ngày sau, chị ăn uống bình thường, hết hẳn khó thở, tức ngực và được xuất viện 3 ngày sau đó.
Bệnh nhân được hẹn tái khám định kỳ để theo dõi miệng nối khí quản có bị xì, dò không; khí quản có tái hẹp hay không, có xuất hiện triệu chứng bất thường không…
Bác sỹ Dũng thông tin, hẹp khí phế quản là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh lao phổi. Ước tính, có khoảng 10% bệnh nhân lao phổi bị hẹp khí quản.
Bệnh thường tiến triển từ từ với các triệu chứng ho, khó thở, nhiễm trùng đường hô hấp…, nên dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác, dẫn đến chậm trễ trong điều trị.
Để phòng ngừa bệnh, cần tránh các yếu tố nguy cơ: hạn chế thời gian đặt nội khí quản, lựa chọn kích thước ống nội khí quản phù hợp, kiểm soát tốt bệnh lý nền; điều trị kịp thời các bệnh lý hô hấp như viêm thanh quản, khí quản; ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, cai thuốc lá.
-
Tin mới y tế ngày 12/9: Những bệnh dịch cần đề phòng mùa mưa, lũ -
Chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc -
Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnh -
Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt -
Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ -
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi -
Tin mới y tế ngày 11/9: Báo động bệnh lý tim mạch trong cộng đồng
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang