
-
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc
-
Tin mới y tế ngày 27/4: Gánh nặng sự cố y khoa toàn cầu
-
SmartSight Premium: Bước tiến mới trong điều trị tật khúc xạ tại Việt Nam
-
Cần biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn thuốc giả
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin -
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn
Herbalife Nutrition vừa công bố kết quả của cuộc Khảo sát thói quen ăn sáng khu vực châu Á Thái Bình Dương năm 2021.
Cuộc khảo sát cho thấy mong muốn sống khỏe mạnh hơn là lý do hàng đầu tạo động lực cho người tiêu dùng khu vực châu Á Thái Bình Dương bao gồm Việt Nam hình thành thói quen ăn sáng lành mạnh.
![]() |
Phần lớn người tiêu dùng tại Việt Nam (88%) chú ý đến giá trị của một bữa sáng giàu protein đối với họ như cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động trước khi đến bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ tiếp theo. |
Theo Khảo sát, có 43% người tiêu dùng tại Việt Nam bắt đầu ăn sáng thường xuyên hơn do tình hình hiện tại, và 78% người được khảo sát cho biết họ dùng bữa sáng tất cả các ngày trong tuần.
Trong tình hình đại dịch kéo dài, có hai trong năm người (khoảng 43%) người tiêu dùng ở tất cả các nhóm tuổi được khảo sát được tại Việt Nam cho biết bắt đầu có thói quen ăn sáng thường xuyên hơn.
Khi được hỏi về lý do vì sao ăn sáng thường xuyên hơn, người tiêu dùng thuộc thế hệ Z và Millennials tại Việt Nam đã đưa ra những lý do tương tự các nhóm tuổi khác như mong muốn cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống (76%); có nhiều thời gian hơn vào buổi sáng để chuẩn bị bữa sáng (53%);
Tỷ lệ trả lời muốn tận dụng khoảng thời gian này ở nhà để thay đổi lối sống tích cực (51%). Ngoài việc ăn sáng thường xuyên hơn, có đến 57% cũng bắt đầu ăn sáng lành mạnh hơn.
Những thay đổi chính trong lựa chọn bữa sáng của họ như thêm nhiều rau và trái cây hơn cho bữa sáng (65%); đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong bữa sáng (59%); Uống nhiều nước hơn vào bữa sáng (54%).
Nghiên cứu cũng chỉ rõ có sự gia tăng đáng kể về số người công nhận rằng dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong một bữa sáng lý tưởng.
Khi được hỏi về các yếu tố tạo nên một bữa sáng lý tưởng, những người tham gia khảo sát đã chọn dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất (59%), tiếp theo là hợp khẩu vị (15%), tiện lợi (15%) và nhanh chóng và dễ thực hiện (8%).
Với câu hỏi về những lợi ích theo quan điểm cá nhân khi dùng bữa sáng, người tham gia khảo sát cho biết rằng những lợi ích chính gồm tăng năng lượng vào buổi sáng (90%), khởi động quá trình trao đổi chất trong ngày (71%) và giúp họ tập trung tốt hơn trong học tập cũng như công việc (70%).
Ngoài ra, phần lớn người tiêu dùng tại Việt Nam (88%) chú ý đến giá trị của một bữa sáng giàu protein đối với họ như cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động trước khi đến bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ tiếp theo (89%); hỗ trợ sức khỏe cơ bắp (64%); tăng cường khả năng miễn dịch (62%).
Liên quan tới chế độ dinh dưỡng cho người dân trong đại dịch Covid-19, vừa qua Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế đã ban hành khuyến cáo dinh dưỡng.
Theo đó, người dân cần đảm bảo đủ các và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm.
Không bỏ bữa: Ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ. Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường;10% tổng năng lượng ăn vào). Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sỹ.
Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.
Tránh đồ ăn, uống có nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia; thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh. Không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng.
Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm. Luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm; sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân hạn chế dùng mỡ động vật, phủ tạng động vật; Các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối...); Các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt; Các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất theo lứa tuổi. Đặc biệt tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E; các thực phẩm giàu kẽm và selen. Rau xanh 300g/ngày, hoa quả 200g/ngày.
Uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày), nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát, nên uống nước lọc, nước ép hoa quả.

-
Bộ Y tế cảnh báo về hai sản phẩm nghi hàng giả Baby shark và Medi kid calcium k2 -
Cần biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn thuốc giả -
Tin mới y tế ngày 26/4: Tuyệt đối không được từ chối người bệnh trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 -
Nguy cơ quá tải bệnh viện, giảm chất lượng điều trị do ô nhiễm không khí -
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia -
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô