
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
Sáng 31/10, Tọa đàm “Đổi mới sáng tạo: Từ ý tưởng đến giá trị đột phá cho doanh nghiệp” đã diễn ra tại UP @ VPBank Coworking Space, Hà Nội.
Đây là sự kiện do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với một số tập đoàn, doanh nghiệp tổ chức.
![]() |
Toàn cảnh Tọa đàm (Ảnh: Minh Trang) |
Thay đổi tư duy để đổi mới sáng tạo
Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông nhận định, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo, đây là một cuộc chơi mà mỗi quốc gia sẽ phải mặc định là một phần trong đó và Việt Nam cần nắm bắt nhanh chóng cơ hội từ cuộc cách mạng này. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng nhận định, Việt Nam cần phải bắt kịp, tiến cùng và lựa chọn một số lĩnh vực thế mạnh để vượt lên.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông (Ảnh: Minh Trang) |
“Để thực hiện được mục tiêu trên, Đảng, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo”, ông Đông cho hay.
Nhờ đó, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển sang mô hình phát triển dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Năng suất lao động cải thiện rõ nét, đến năm 2020 dự báo tăng gần 1,5 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%). Mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng cao, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 45,21%, vượt mục tiêu đặt ra (30 - 35%).
Giai đoạn 2016 - 2019, trung bình mỗi năm có khoảng 126,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp tăng hơn 1,8 lần so với năm 2015. Nhiều mô hình kinh doanh mới dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã hình thành.
“Do vậy, tôi cho rằng, để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, đối với các cơ quan nhà nước, và đặc biệt là các doanh nghiệp, doanh nhân, mỗi chúng ta trước hết cần phải thay đổi tư duy, đổi mới sáng tạo ngay từ ý tưởng cho tới hành động”, Thứ trưởng Trần Duy Đông kêu gọi.
Ông khẳng định, khi các doanh nghiệp, doanh nhân luôn ý thức, luôn khát khao về đổi mới sáng tạo để tạo nên những sản phẩm, những giải pháp mang tính đột phá, thì doanh nghiệp sẽ phát triển nhanh và bền vững, đồng thời đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của xã hội, qua đó góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
![]() |
Các chuyên gia, doanh nhân tham gia tọa đàm |
Hoạt động đổi mới sáng tạo sẽ được hỗ trợ tối đa
Ông Amit Shandil, Quản lý cấp cao Nielsen Việt Nam cho biết, một nghiên cứu của cơ quan này đã thống kê rằng, các chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đánh giá áp lực phải ra mắt sản phẩm mới nhiều hơn rất nhiều so với 5 hoặc 10 năm trước. Hơn 90% các sản phẩm tiêu dùng nhanh mới này sẽ biến mất trong thời gian ngắn.
Do đó, “đổi mới sáng tạo chính là chìa khóa cho sự đột phá”, ông Amit Shandil nói.
Đồng tình với quan điểm này, ông Vũ Quốc Huy, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cho biết, NIC với tầm nhìn trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực, làm cầu nối giữa các nhà đầu tư trong, ngoài nước và các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
“NIC được ưu tiên và tạo điều kiện tối đa để thực hiện những nhiệm vụ về thúc đẩy đổi mới sáng tạo, kết nối hệ sinh thái, xây dựng mạng lưới đổi mới sáng tạo toàn cầu”, ông Huy nhấn mạnh.
Làm rõ hơn nội dung này, ông Võ Xuân Hoài, Phụ trách Ban Hỗ trợ doanh nghiệp - NIC cho biết, các doanh nghiệp, nhân tài sẽ là những nhóm hưởng lợi từ các cơ chế, chính sách này.
Cụ thể, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được NIC hỗ trợ để nhận được ưu đãi thuế, tài chính, pháp lý và đặc biệt là tiếp cận với mạng lưới các nhân tài, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Đối với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khởi nghiệp, NIC sẽ hỗ trợ tối đa để có thể tiếp cận với đào tạo và học tập, các phòng thí nghiệm hiện đại và các quỹ nghiên cứu, các mentor và nguồn vốn...

-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới