Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Bloomberg: VNG cân nhắc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ qua SPAC, định giá 2-3 tỷ USD
TT - 12/08/2021 21:54
 
Giao dịch có thể định giá VNG ở mức 2 tỷ đến 3 tỷ USD. Các cuộc thảo luận đang diễn ra và công ty có thể quyết định theo đuổi các lựa chọn huy động vốn khác.

Theo hãng tin Bloomberg, Công ty cổ phần VNG đang cân nhắc việc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua việc sáp nhập ngược với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). VNG đang làm việc với các tổ chức tư vấn để thảo luận với các SPAC cho một thỏa thuận tiềm năng.

Nguồn tin yêu cầu giấu tên của Bloomberg cho biết giao dịch có thể định giá VNG ở mức 2 tỷ đến 3 tỷ USD.

Các cuộc thảo luận đang diễn ra và công ty có thể quyết định theo đuổi các lựa chọn huy động vốn khác. Bloomberg dẫn lời một đại diện của VNG cho biết không có quyết định nào về IPO hoặc niêm yết ngược thông qua SPAC được đưa ra hoặc thông qua.

Đại diện VNG cũng từ chối bình luận về vấn đề này.

Thỏa thuận trên nếu được thực hiện sẽ đưa VNG tham gia vào chung xu hướng niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ thông qua sáp nhập với các công ty “séc trắng” mà nhiều công ty Đông Nam Á đang thực hiện gần đây. Công ty bất động sản trực tuyến của Singapore PropertyGuru Pte đã đạt thỏa thuận SPAC trị giá 1,8 tỷ USD vào tháng 7/2021. Traveloka của Indonesia cũng đang đàm phán để thực hiện thương vụ tương tự. Bản thân VNG cũng từng đánh tiếng về kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại các thị trường quốc tế từ nhiều năm trước.

VNG là một trong 2 công ty công nghệ kỳ lân của Việt Nam (được định giá trên 1 tỷ USD). Năm 2019, Seletar Investments - đơn vị trực thuộc Tập đoàn đầu tư Temasek của chính phủ Singapore đã mua lại 355.820 cổ phiếu quỹ của VNG với giá 1.861.800 đồng/cổ phiếu, tương đương mức định giá VNG của Temasek  ở mức 2,2 tỷ USD.

VNG thành lập từ năm 2004 và hiện là công ty Internet và công nghệ lớn của Việt Nam. Ngoài mảng trò chơi trực tuyến, doanh nghiệp này còn nắm trong tay ứng dụng nhắn tin gọi điện Zalo, ví điện tử ZaloPay. VNG nắm giữ cổ phần tại  FPT Online, sàn thương mại điện tử Tiki và gần đây đầu tư mua cổ phần vào một số start-up công nghệ như Ecotruck, Got It...

Nửa đầu năm 2021, doanh thu hoạt động kinh doanh của VNG đạt 3.508 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020. Do đẩy mạnh chi phí bán hàng, lợi nhuận sau thuế 6 tháng giảm 17% so với cùng kỳ, đạt 221 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của công ty mẹ vẫn tăng 19% lên 438 tỷ đồng. So với mục tiêu đề ra cho năm 2021 với doanh thu 7.609 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6 tỷ đồng, lợi nhuận công ty mẹ âm 619 tỷ đồng, kết quả kinh doanh nửa đầu năm vẫn khả quan hơn nhiều.

Đến ngày 30/6, quy mô tài sản của VNG đạt 8.394 tỷ đồng. Trong đó, chỉ riêng các khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng các kỳ hạn đã đạt hơn 4.850 tỷ đồng, chiếm gần 58% tổng tài sản. Nguồn vốn tài trợ chính của VNG là vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ vay của công ty thấp, các khoản vay ngân hàng cũng rất nhỏ so với tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chính của công ty đến từ vốn góp của cổ đông (358 tỷ đồng), thặng dư vốn cổ phần (1.133 tỷ đồng) và lớn nhất là lợi nhuận tích lũy qua các năm (6.656 tỷ đồng). 

ăm 2021 VNG đặt mục tiêu doanh thu 7.609 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6 tỷ đồng, lợi nhuận công ty mẹ âm 619 tỷ đồng.

Kỳ lân công nghệ VNG mua 20% vốn start up Eco Truck
Ngoài thương vụ M&A trên, năm 2020 còn là năm VNG mạnh tay cho hoạt động bán hàng, quảng cáo.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư