Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai hàng loạt nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ
Thanh Huyền - 18/01/2022 16:08
 
Với quyết tâm nỗ lực hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022, ngành Kế hoạch và Đầu tư đề ra phương châm hành động năm 2022 là “Phục hồi hiệu quả, Phát triển bền vững”.
Năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nỗ lực hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ được giao
Năm 2022, ngành Kế hoạch và Đầu tư nỗ lực hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ được giao
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-BKHĐT triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ, Chương trình công tác năm 2022 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với quyết tâm nỗ lực hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 của ngành Kế hoạch và Đầu tư, với phương châm hành động năm 2022 là “Phục hồi hiệu quả, Phát triển bền vững”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng cường trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, quyết liệt chỉ đạo và thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội và Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ.

Cụ thể, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ việc quy định các điều kiện đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính, chế độ báo cáo, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch Covid-19. Xây dựng, hoàn thiện Luật Đấu thầu, Luật Hợp tác xã, Luật sửa đổi, bổ sung một số luật về đầu tư, kinh doanh bảo đảm chất lượng, tiến độ đề ra tại Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội. Kịp thời sửa đổi, ban hành các quy định phù hợp để thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch, bảo đảm phù hợp với năng lực và khả năng thực hiện đối với các dự án của Bộ quản lý; khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả trong chuẩn bị đầu tư, phân bổ vốn; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, phối hợp tháo gỡ vướng mắc, tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện theo nguyên tắc hậu kiểm, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, phấn đấu giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công.

Hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ, quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, nhất là các dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia. Tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước bảo đảm đúng quy định, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phát triển mạnh kinh tế tư nhân, tăng cường kết nối khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ; tham gia hiệu quả vào các cụm, chuỗi liên kết; tập trung vào các ngành có tiềm năng phát triển theo chuỗi....

Tổ chức triển khai Đề án “Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025” sau khi được phê duyệt. Đẩy mạnh sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02/7/2021 và các quy định liên quan. Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh. Phối hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, tăng cường kết nối vùng, liên vùng, khu vực, quốc tế, nhất là công trình hạ tầng giao thông quan trọng. Khẩn trương hoàn thiện và trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư các dự án quan trọng quốc gia có tính liên vùng, liên tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương hoàn thành các quy hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27/9/2021. Phấn đấu hoàn thành phê duyệt các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong năm 2022.

Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực tăng trưởng mới, phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị, kinh tế đô thị. Nghiên cứu, hoàn thiện thể thế điều phối vùng và quy chế phối hợp, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển liên kết nội vùng, liên vùng.

Phối hợp triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025 và Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trọng tâm vào xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án và chương trình mục tiêu quốc gia.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Thực hiện hiệu quả vai trò là cơ quan đầu mối theo dõi việc cải thiện bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh 4.0 (của WEF) và Phát triển bền vững (của UN).

Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thực hiện đồng bộ giải pháp về kinh tế, thương mại, đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trên phạm vi toàn quốc; tăng cường liên kết mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.

Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chính sách về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng và phục hồi; cơ chế, chính sách phát triển một số mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ áp dụng công nghệ mới; thí điểm thực hiện để đánh giá hiệu quả phục hồi và tạo điều kiện phát triển đột phá một số ngành nghề, lĩnh vực có tiềm năng lớn.

Triển khai, thực hiện nghiêm quy định của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Tiết kiệm chi thường xuyên, giảm tối đa kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiếp nhận, giải quyết kịp thời và công khai kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Tổng hợp, nghiên cứu, trả lời đầy đủ, chất lượng các nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội và ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; hỗ trợ chuyển đổi số, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ...

Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ. Thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; ...

Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành.

Công bố nghị quyết về gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng
Tổng thư ký Quốc hội họp báo công bố 4 Nghị quyết vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư