
-
Người bệnh tiểu đường vui mừng khi được nhận thuốc đến 2-3 tháng
-
Can thiệp trong “giờ vàng” cứu bệnh nhân đột quỵ
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
-
Uống rượu khi đã xơ gan: Nguy cơ tử vong cao, nhiều bệnh nhân rơi vào nguy kịch
-
Ca sốt xuất huyết nặng có thể tốn hàng trăm triệu đồng, vì sao cần phòng bệnh từ sớm? -
Truy nguồn gốc các lô Dầu mù u Thái Dương không đạt chất lượng
Theo Bộ Y tế, thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc đã phát hiện một số hành vi vi phạm liên quan đến hồ sơ đăng ký thuốc và quy định pháp lý trong sản xuất, kinh doanh dược phẩm.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Để khắc phục tình trạng này, Cục Quản lý Dược đã ban hành văn bản yêu cầu các Sở Y tế và các cơ sở sản xuất thuốc trên cả nước thực hiện nghiêm nhiều nội dung quan trọng.
Đối với các cơ sở sản xuất, Bộ Y tế yêu cầu phải duy trì và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất thuốc" (GMP) trong toàn bộ quá trình sản xuất, bao gồm cả trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên cùng dây chuyền.
Đặc biệt, việc kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc và chất lượng nguyên liệu làm thuốc được đặt lên hàng đầu. Nguyên liệu đầu vào phải có nguồn gốc rõ ràng, đúng với thông tin đã đăng ký trong hồ sơ lưu hành, được cung cấp từ các đơn vị đã qua thẩm định, và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo phê duyệt của Bộ Y tế trước khi đưa vào sản xuất.
Các cơ sở sản xuất cũng phải rà soát toàn bộ quy trình sản xuất, hồ sơ kiểm nghiệm và hồ sơ lưu hành, đảm bảo mọi khâu tuân thủ đúng quy định đã được cấp phép.
Trường hợp cần thay đổi quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng hay phương pháp phân tích, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký thay đổi và chỉ được triển khai sau khi được Bộ Y tế phê duyệt.
Bộ Y tế khuyến khích các cơ sở xây dựng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, kiểm soát mọi hoạt động sản xuất theo các tiêu chuẩn GMP, GLP, GSP.
Đồng thời, các doanh nghiệp phải thực hiện công tác tự kiểm tra, rà soát định kỳ để kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Trách nhiệm về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, bao gồm cả thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hoàn toàn thuộc về cơ sở sản xuất.
Ngoài ra, khi phát hiện bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chất lượng, an toàn sản phẩm, các đơn vị phải báo cáo kịp thời với Bộ Y tế và Sở Y tế địa phương để có biện pháp xử lý phù hợp.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường thanh tra, giám sát cơ sở sản xuất thuốc, đặc biệt là các đơn vị, đồng thời sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe và mỹ phẩm.
Việc giám sát cần bao gồm kiểm tra tuân thủ quy định về sử dụng nguyên liệu, ghi nhãn, quảng cáo sản phẩm, và thực hiện đúng các nguyên tắc GMP, GSP trong bảo quản, sản xuất.
Các trường hợp vi phạm phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đồng thời báo cáo lên Bộ Y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời và đồng bộ.
-
Ca sốt xuất huyết nặng có thể tốn hàng trăm triệu đồng, vì sao cần phòng bệnh từ sớm? -
Truy nguồn gốc các lô Dầu mù u Thái Dương không đạt chất lượng -
Tin mới y tế ngày 20/7: Cảnh giác với viêm não Nhật Bản ở người trẻ -
Xã đầu tiên cả nước triển khai khám sức khỏe toàn dân sau cải cách hành chính -
Truyền thông về vắc-xin Rota đạt hiệu quả cao, góp phần tăng mạnh tỷ lệ tiêm chủng -
Tin mới y tế ngày 19/7: TP.HCM chuẩn hóa kê đơn, thuận lợi cho người bệnh -
Bệnh viện E ứng dụng trí tuệ nhân tạo nâng tầm chăm sóc sức khỏe nhân dân
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam