
-
Y tế tư nhân đang bước vào giai đoạn phát triển mới
-
Tăng thuế thuốc lá có thể giúp hơn 3 triệu người bỏ thuốc
-
Thứ trưởng Bộ Y tế: Truy tận gốc cơ sở sản xuất thuốc giả
-
Cha mẹ cảnh giác dấu hiệu ung thư máu ở trẻ
-
Tin mới y tế ngày 8/5: Thực hiện ca ghép gan phức tạp nhất cho bệnh nhi nhẹ cân -
Mức phạt với hành vi chứa chấp, sử dụng thuốc lá thế hệ mới
Quyết định này được đưa ra sau khi Cục tiếp nhận báo cáo từ Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, trong đó phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến công thức sản phẩm và nội dung ghi nhãn không đúng với hồ sơ đã công bố.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Công ty Linh Anh, có địa chỉ tại số nhà 2, ngõ 318, đường Đào Giã, khu 5, thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, bị xác định đã lưu hành các sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng đúng quy định về công bố sản phẩm.
Trong số các sản phẩm bị thu hồi, có hai sản phẩm bị xác định vi phạm nghiêm trọng cả về công thức và ghi nhãn, gồm: Zunya Shiny Facial Cleanser (số tiếp nhận 198234/23/CBMP-QLD, cấp ngày 24/3/2023) và Zun Ya Collagen 3D Perfect Whitening Cream Make Up (số tiếp nhận 162638/21/CBMP-QLD, cấp ngày 3/12/2021). Hai sản phẩm này bị yêu cầu thu hồi để tiêu hủy.
Bảy sản phẩm còn lại bị thu hồi do ghi nhãn không phù hợp với hồ sơ công bố, bao gồm: Zun Ya Nano Collagen 3D Whitening Day Cream SPF50+++ (số tiếp nhận 131891/20/CBMP-QLD, cấp ngày 28/8/2020);
Zun Ya Serum Nano Collagen 3D Spot Whitening, Zunya Cleansing Water (cùng cấp ngày 28/8/2020), Zunya Stem Cell Serum và Zunya Pure Clean Peeling Gel (cùng có số tiếp nhận 238530/24/CBMP-QLD, cấp ngày 12/3/2024);
Zunya Essence Suncream SPF 50+/PA+++ UVA/UVB Protection (số tiếp nhận 212911/23/CBMP-QLD, cấp ngày 27/9/2023) và Sakenzin White Day Cream (cấp ngày 14/8/2023). Những sản phẩm này phải được thu hồi khỏi thị trường và tiếp nhận trở lại từ các cơ sở kinh doanh để xử lý theo quy định.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo rộng rãi đến các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn, yêu cầu ngừng ngay việc kinh doanh, sử dụng các sản phẩm nêu trên và hoàn trả lại cho đơn vị cung ứng.
Đồng thời, yêu cầu các đơn vị chức năng tiến hành thu hồi triệt để các sản phẩm vi phạm, giám sát việc thực hiện và xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành.
Đối với Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp & Dịch vụ Linh Anh, Cục yêu cầu doanh nghiệp phải khẩn trương gửi thông báo thu hồi đến các cơ sở phân phối và sử dụng, tiếp nhận sản phẩm bị trả lại, đồng thời tổ chức thu hồi toàn bộ các lô hàng không đáp ứng quy định.
Riêng hai sản phẩm có công thức không đúng và ghi nhãn sai công dụng phải được thu hồi để tiêu hủy. Trong trường hợp không thể loại bỏ yếu tố vi phạm (ví dụ như nhãn hàng hóa vi phạm không thể tách rời khỏi sản phẩm), việc tiêu hủy phải được thực hiện theo quy định tại khoản 54, Điều 2, Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021.
Công ty Linh Anh có trách nhiệm hoàn tất và gửi báo cáo kết quả thu hồi 9 sản phẩm nói trên về Cục Quản lý Dược trước ngày 20/5/2025. Cục cũng giao Sở Y tế tỉnh Phú Thọ giám sát chặt chẽ việc thu hồi, xử lý của doanh nghiệp và báo cáo kết quả về Cục trước ngày 30/5/2025.
Động thái quyết liệt này của Bộ Y tế nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng mỹ phẩm lưu hành trên thị trường, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng, đồng thời chấn chỉnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.
Thời gian qua, Cục Quản lý Dược đã yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn. Các cơ quan chức năng đã thu hồi, tiêu hủy nhiều sản phẩm mỹ phẩm không an toàn cho người sử dụng.
Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng tăng cường kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội như Facebook, TikTok, Zalo, YouTube để phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả, mỹ phẩm lưu thông chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; quảng cáo mỹ phẩm có tính năng, công dụng vượt quá tính năng và bản chất vốn có của sản phẩm.
Trong bối cảnh thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam ngày càng sôi động, việc buôn bán sản phẩm không rõ nguồn gốc, không công bố chất lượng, thậm chí giả mạo các thương hiệu nổi tiếng đã và đang là vấn đề nhức nhối.
Các hành vi như vậy không chỉ xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mà còn đe dọa đến sức khỏe và sự an toàn của người sử dụng. Việc các cơ quan chức năng như Cục Quản lý Dược tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là một trong những giải pháp quan trọng để duy trì thị trường lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng.
Người tiêu dùng cần hết sức cẩn trọng khi mua sắm mỹ phẩm, đặc biệt là trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi các sản phẩm không rõ nguồn gốc dễ dàng được giao dịch.
Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hoặc hàng kém chất lượng, người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ các thông tin về nhãn mác, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng, và các chứng từ hợp lệ của sản phẩm. Ngoài ra, cần yêu cầu xuất hóa đơn, chứng từ hợp lệ khi mua hàng để bảo vệ quyền lợi của mình.
-
Bộ Y tế thu hồi 9 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm của Công ty Linh Anh -
Tăng thuế thuốc lá có thể giúp hơn 3 triệu người bỏ thuốc -
Thứ trưởng Bộ Y tế: Truy tận gốc cơ sở sản xuất thuốc giả -
Tạm giữ hình sự đối tượng hành hung điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định -
Cơ hội kết nối ngành Y Dược Việt Nam với thế giới -
Cha mẹ cảnh giác dấu hiệu ung thư máu ở trẻ -
Thuốc giả hoành hành, Bộ Y tế thúc đẩy hoàn thiện hành lang pháp lý
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”