-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Sự nỗ lực của Chính phủ gần đây trong việc dự thảo và ban hành những chính sách mới hỗ trợ start-up cũng là tín hiệu cho thấy xu hướng đón đầu làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào start-up trong thời gian sắp tới của Việt Nam. Tuy nhiên, việc bứt lên mạnh mẽ của start-up Việt hay chỉ là “tiếng gọi của phong trào” thì chính start-up mới là người có khả năng quyết định.
Sự am hiểu về việc gọi vốn và các bên có sự chuẩn bị một cách chuyên nghiệp sẽ mang đến bức tranh gọi vốn đầu tư đẹp đẽ. Quan hệ hợp tác giữa nhà đầu tư và start-up cần có những điểm xuất phát là “luật chơi” được thiết lập do ý chí các bên và điểm đến là giá trị mà các bên nhận lại từ thương vụ đầu tư tốt.
1. Các start-up cần có cái nhìn tổng thể về “con đường gọi vốn” của mình. Con đường đó bắt đầu từ khi mới bắt đầu có ý định gọi vốn cho đến khi thoái vốn hoàn toàn để có được những kết quả tốt nhất. Phải trả lời cho được các câu hỏi trong phần “chiến lược tiếp nhận vốn và phát triển” cho từng giai đoạn của start-up: “gọi vốn để làm gì?” “lộ trình gọi vốn và phát triển thế nào?” hay “chia sẻ quyền lợi với nhà đầu tư ra sao?”
2. Start-up mong muốn nhận vốn đầu tư để tăng trưởng mạnh là những start-up chính trực, rõ ràng và sòng phẳng với nhà đầu tư. Start-up biết tôn trọng “luật chơi” và có tính cam kết. Tất nhiên, nhà đầu tư vào start-up nên là các “thiên thần”, họ cần biết đây là danh mục đầu tư chịu rủi ro cao và có nhiều tính đặc thù về khả năng sinh lợi từ vốn đầu tư so với các hạng mục đầu tư khác.
3. Các bên cần thẩm định nhau và trung thực với nhau ngay từ đầu, từ đó thỏa thuận đầu tư rõ ràng và chặt chẽ, không cài cắm điều khoản hay có những mánh khóe trong quá trình thương thảo hay thực hiện hợp đồng. Bởi start-up không phải là một bên đối tác thuần túy có đủ các cố vấn hay luật sư để bảo vệ họ trước nhà đầu tư, trừ khi đó là các start-up đã đủ lớn và tìm các nhân sự cao cấp hỗ trợ mình cho các vòng gọi vốn sau này.
4. Start-up đàm phán với một tâm thế mở và cân bằng với nhà đầu tư, chứ không phải là một bên trong thế “cửa dưới”. Nhà đầu tư là đối tác, chứ không phải là “ông chủ” để áp đặt những luật lệ và “hạnh họe” với start-up. Họ nên là những người bạn để giúp đồng tiền đầu tư sinh sôi nảy nở. Để có được điều này, việc start-up tạo ra những lợi thế mang tính đối trọng là cần thiết để linh hoạt xử lý trong trường hợp có vướng mắc với nhà đầu tư. Chỉ có các thiết lập “luật chơi” sòng phẳng ban đầu để đôi bên cùng có lợi mới giúp start-up dễ dàng hợp tác với nhà đầu tư để cùng phát triển.
5. Start-up thường bị giới hạn về mặt tài chính hoặc chưa có ý định về vai trò hậu thuẫn từ đội ngũ chuyên gia tư vấn chiến lược, luật sư, cố vấn tài chính như phía nhà đầu tư. Họ phải tự học, tự trang bị các kiến thức nền tảng cho mình. Ở cấp độ cao hơn, start-up tự thiết lập một sân chơi phù hợp và mời nhà đầu tư vào… chơi cùng. Tìm kiếm sự hỗ trợ không thường xuyên từ những cố vấn giàu kinh nghiệm, đặc biệt là về quản trị công ty, pháp lý và tài chính trong những vòng gọi vốn đầu tiên là một hướng đi phù hợp.
6. Kinh doanh là không tranh chấp, đầu tư cũng vậy. Start-up sau khi nhận vốn sẽ có nhiều vấn đề cần giải quyết, áp lực hơn với những thử thách cao hơn. Nếu vượt qua, họ sẽ thành công sau khi gọi vốn và ngược lại. Khi có bất kỳ xung đột nào, hãy xem đó là vướng mắc và các bên tháo gỡ bằng các thương lượng hợp lý vì sự phát triển của start-up trên nguyên tắc cam kết đầu tư ban đầu.
7. “Nét vẽ” đẹp nhất trong một thương vụ đầu tư vào start-up là việc nhà đầu tư thoái vốn thành công cho một nhà đầu tư mới, hoặc công ty lớn mạnh và niêm yết thành công ty đại chúng, hoặc bán đi toàn bộ với giá trị khủng. Đó là mục tiêu của đầu tư, nhưng các bên cũng cần lường trước các rủi ro gặp phải để nếu có thất bại thì cũng không bên nào phải chịu tổn thất quá lớn.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo