Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Cà Mau có tên trong quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long
Huy Tự - 12/11/2016 07:30
 
Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt tỉnh Cà Mau là một trong những tỉnh nằm trong Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long (nhóm 6) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030
 Hòn Khoai sẽ trở thành Cảng biển tiềm năng quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Chí Bắc
Hòn Khoai sẽ trở thành Cảng biển tiềm năng quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Chí Bắc

Theo đó, đối với cảng biển tại Cà Mau nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 1,15 đến 1,45 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 1,8 đến 2,5 triệu tấn/năm.

Hoàn thiện dự án đầu tư đang thực hiện tại khu bến Năm Căn, tiếp nhận tàu đến 5.000 tấn, đảm nhận chức năng khu bến tổng hợp chính của cảng. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,48 đến 0,65 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,7 đến 0,95 triệu tấn/năm.

Đồng thời, từng bước xây dựng khu bến cho tàu 2.000 đến 3.000 tấn vùng cửa sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,15 đến 0,2 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,3 đến 0,4 triệu tấn/năm.

Riêng bến cảng Hòn Khoai - Cà Mau là khu bến tiềm năng phát triển có điều kiện, phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư.

Cũng theo quy hoạch, Luồng vào các cảng vùng bán đảo Cà Mau sẽ tận dụng tối đa độ sâu tự nhiên và biên độ triều cao để đưa tàu 3.000 đến 5.000 tấn qua cửa vào sông Gành Hào - Bạc Liêu, Cửa Bồ Đề vào sông Cửa Lớn - Cà Mau (đến cảng Năm Căn); nghiên cứu từng bước nâng độ sâu luồng phù họp với mật độ tàu và lượng hàng qua cảng.

5 cảng biển Nam Trung bộ được phê duyệt quy hoạch chi tiết giai đoạn 2020-2030
Các cảng biển được Bộ GTVT phê duyệt, gồm: Quy Nhơn, Vũng Rô, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Nội dung quy hoạch chi tiết các cảng trong nhóm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư