-
NovaWorld Phan Thiet chinh phục dàn nam vương Mr World từ nơi ăn, chốn ở, chỗ chơi -
Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo -
Việc dạy thêm của giáo viên được quy định ra sao? -
“Luật Nhà giáo khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo” -
Boehringer Ingelheim Việt Nam ghi dấu ấn tại Saigon Times CSR 2024 với các dự án hỗ trợ cộng đồng thiết thực
Nhiều người thắc mắc cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng ra sao. Ví dụ, trường hợp ông Hoàng Trung (Cần Thơ) làm giám đốc công ty cổ phần thuộc vùng I, nghỉ việc từ ngày 1/7/2024, đóng bảo hiểm thất nghiệp đến tháng 6/2024 được 15 năm 6 tháng theo mức lương 60.500.000 đồng/tháng.
Ngày 5/7/2024, ông Trung nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được thông báo mức hưởng trợ cấp của ông là 23.400.000 đồng/tháng (5 lần mức lương tối thiểu vùng cũ tính theo tháng cuối đóng bảo hiểm thất nghiệp là tháng 6/2024).
Theo trả lời của cơ quan chức năng, mức trợ cấp trên căn cứ theo Khoản 3 Điều 41 Luật Việc làm: Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Nhiều người thắc mắc cách tính hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Ông Trung cho rằng, nếu căn cứ quy định trên, ông phải được hưởng: 60.500.000 đồng x 6 tháng/6 x 60% = 36.300.000 đồng/tháng.
Còn theo tư vấn của luật sư thì ông Trung hưởng mức trợ cấp thất nghiệp là 24.800.000 đồng/tháng (tính mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm).
Ông Trung thắc mắc tính theo quy định thì ông được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp chính xác là bao nhiêu?
Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật Việc làm thì mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở.
Quy định này được áp dụng đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, mức lương tối thiểu tháng vùng I áp dụng đến ngày 30/6/2024 là 4.680.000 đồng.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, mức đóng và tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cuối cùng của người lao động là tháng 6/2024, mức hưởng tối đa sẽ được tính theo mức lương tối thiểu vùng khi đóng theo nguyên tắc đóng - hưởng của bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà ông Hoàng Trung nhận được hằng tháng là 5 x 4.680.000 = 23.400.000 đồng/tháng.
-
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng ra sao? -
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ -
“Luật Nhà giáo khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo” -
Boehringer Ingelheim Việt Nam ghi dấu ấn tại Saigon Times CSR 2024 với các dự án hỗ trợ cộng đồng thiết thực -
Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt hướng đến giảm tác động có hại của thuốc lá, rượu bia và nước ngọt -
Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến "Quân đội Nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành" -
Lịch sử, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"