
-
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo
-
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp
-
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tiến độ, vướng mắc tại 7 dự án tái định cư
-
Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy khiến 2 người tử vong tại Trung Liệt
-
Được gỡ vướng, nhưng nhiều dự án ở phía Nam vẫn tắc -
Bộ Công an đề nghị Quảng Bình cung cấp thông tin các dự án điện mặt trời
Những ngày qua trên mạng xã hội rộ lên trend "váy hồng 2 dây" với sự tham gia sôi nổi của người sử dụng mạng xã hội. Tính năng "Tủ đồ AI" hoạt động bằng cách cho phép người dùng tải ảnh lên hoặc chụp ảnh mới, sau đó chọn mục "Tủ đồ AI" trong thanh công cụ của ứng dụng.
BeautyCam sẽ tự động nhận diện cơ thể, phân tích các đặc điểm trên ảnh và áp dụng trang phục ảo theo lựa chọn của người dùng. Sau vài giây xử lý, ứng dụng sẽ hiển thị kết quả, giúp người dùng xem trước hình ảnh chỉnh sửa trước khi lưu về máy hoặc chia sẻ lên mạng xã hội.
BeautyCam là một ứng dụng chỉnh sửa ảnh đến từ Meitu, một công ty công nghệ Trung Quốc nổi tiếng với các phần mềm làm đẹp như MeituPic, AirBrush. BeautyCam không chỉ cung cấp các bộ lọc màu sắc, công cụ trang điểm ảo hay tính năng làm đẹp da, mà còn tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến để giúp người dùng dễ dàng chỉnh sửa ảnh mà không cần quá nhiều kỹ năng chuyên môn. Ứng dụng này từng phổ biến tại nhiều quốc gia nhờ khả năng làm đẹp tự nhiên, phù hợp với tiêu chuẩn thẩm mỹ của nhiều người dùng.
![]() |
Trào lưu khoe ảnh mặc váy hồng 2 dây trên các mạng xã hội. |
Diễn đàn Hacker mũ trắng (WhiteHat) cảnh báo, các ứng dụng chỉnh sửa ảnh sống ảo tích hợp AI có thể là những “cái bẫy công nghệ”. Theo đó, khi cài đặt ứng dụng, người dùng có thể bị yêu cầu cấp quyền truy cập vào ảnh, camera, bộ nhớ thiết bị và thậm chí cả dữ liệu cá nhân khác. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, thông tin cá nhân của người dùng có thể bị thu thập và sử dụng với mục đích không mong muốn.
Bên cạnh đó là nguy cơ rò rỉ dữ liệu. Ứng dụng chỉnh sửa ảnh, đặc biệt là những ứng dụng có nguồn gốc từ nước ngoài, có thể ẩn chứa nguy cơ rò rỉ dữ liệu người dùng. Dữ liệu ảnh và thông tin cá nhân có thể bị thu thập, lưu trữ trên máy chủ nước ngoài mà người dùng không hề hay biết.
Một nguy cơ khác là giả mạo và cài cắm mã độc. Các ứng dụng giả mạo BeautyCam có thể chứa mã độc, gây nguy cơ đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc bị tấn công mạng.
Người dùng cần cẩn trọng và chỉ tải ứng dụng từ các nguồn chính thống như Google Play hoặc App Store. Bên cạnh đó, người dùng cần cảnh giác trước các chiêu trò thu phí. Mặc dù ứng dụng cho phép dùng thử miễn phí trong một tuần, sau đó sẽ bắt đầu tính phí nhưng nhiều người dùng không để ý và có thể bị trừ tiền mà không hay biết.

-
Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị phạt 11-12 năm tù vì bán rẻ “đất vàng”
-
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo
-
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 4: Đừng để thị trường bất động sản là “bãi mìn”
-
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp
-
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tiến độ, vướng mắc tại 7 dự án tái định cư -
Nói lời sau cùng, Trương Mỹ Lan gửi lời xin lỗi các trái chủ -
Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy khiến 2 người tử vong tại Trung Liệt -
Được gỡ vướng, nhưng nhiều dự án ở phía Nam vẫn tắc -
“Bắt bài” chiêu thức tạo sốt đất của môi giới -
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 3: “Cò đội”, “cò đạp” và sự uất nghẹn của chính chủ -
Bộ Công an đề nghị Quảng Bình cung cấp thông tin các dự án điện mặt trời
-
Doanh nghiệp chung tay đưa điện mặt trời đến vùng cao
-
Thị trường tín dụng bứt tốc: Tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong ba tháng đầu năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Chế biến chế tạo
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Tôn vinh những doanh nghiệp đón đầu tương lai tại châu Á - APEA chính thức mở đề cử 2025
-
Manufacturing Binh Duong 2025: Cơ hội kết nối, đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo