-
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm -
Chủ tịch Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn trương giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm -
“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD -
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch -
Đầu năm, nhiều dự án nghìn tỷ được đưa vào hoạt động ở Quảng Nam -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM
Trong 10 tháng đầu năm 2016, bội chi vẫn ở mức 159.500 tỷ đồng (năm nay dự kiến bội chi 172.300 tỷ đồng). “Đây là con số quá lớn với quy mô nền kinh tế hiện nay, dẫn đến phải vay để chi tiêu và trả nợ”, ông Phùng Đức Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội nhận định.
Mặc dù đánh giá cao các giải pháp tiết kiệm chi, đặc biệt chi thường xuyên trong năm 2017 và các năm tiếp theo, nhưng theo ông Tiến, khi đã xác định “tiết kiệm là quốc sách hàng đầu” theo tinh thần của Nghị quyết 07-NQ/TW, thì các cơ quan chức phải cụ thể hóa cắt giảm chi thường xuyên ở hạng mục nào, lĩnh vực nào để cử tri có thể kiểm soát được.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thay mặt Ban soạn thảo, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội. |
Ngay trong năm 2017, mức bội chi ngân sách nhà nước vừa được Quốc hội thông qua là 178.300 tỷ đồng, tương đương 3,5% GDP. Trước tình trạng ngân sách vẫn mất cân đối thu - chi, theo ông Tiến, Chính phủ phải đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước, bao gồm cả cơ cấu lại nguồn thu lẫn các khoản chi. “Coi đây là nhiệm vụ cấp bách làm lành mạnh hóa hệ thống ngân sách nhà nước và nỗ lực tối đa để thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thu-chi; hạn chế phải cân đối ngân sách nhà nước từ các nguồn khác”, ông Tiến đề xuất.
Theo Chủ tịch HĐND TP.HCM, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, đã đến lúc phải cơ cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước đặt trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm hiệu quả, toàn diện, công bằng, bền vững, động viên hợp lý các nguồn lực như tinh thần của Nghị quyết 07-NQ/TW. Bởi đây là vấn đề nói nhiều rồi, nhưng trong thực tiễn hiệu quả chưa được cao. Đơn cử, bộ máy quản lý nhà nước từ trước đến nay vẫn được đánh giá cồng kềnh; chức năng chồng chéo; nhiệm vụ, quyền hạn không rõ ràng, nói nhiều rồi nhưng hiệu quả xử lý thấp, khiến tỷ lệ chi thường xuyên/tổng chi rất lớn, các khoản đầu tư đều phải đi vay.
“Chi ngân sách phải quyết liệt hơn nữa và cụ thể hơn nữa để đảm bảo cơ cấu lại các khoản chi khả thi và đi vào thực tiễn. Muốn vậy, phải luật hóa tất cả cơ chế, chính sách để tránh tình trạng xin - cho, vấn đề nói rất nhiều năm nay trên diễn đàn Quốc hội, nhưng chuyển biến không mạnh mẽ”, bà Tâm nhấn mạnh.
Ông Phạm Quang Thanh, Tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Hà Nội cho rằng, năm 2017, năm đầu tiên thực hiện Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, trên cơ sở này, Bộ Tài chính đã đưa ra các mục tiêu và định hướng phân bổ ngân sách trên nguyên tắc huy động tối đa các nguồn lực tài chính của Nhà nước; quản lý sử dụng triệt để, tiết kiệm, hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; từng bước tái cơ cấu lại ngân sách nhà nước, thực hiện các giải pháp xử lý nợ công theo hướng an toàn, bền vững; đẩy nhanh cải cách khu vực hành chính công, tinh giản biên chế…
Tuy nhiên, muốn ngân sách nhà nước bảo đảm sự bền vững thì trong cân đối phải có nhiều kịch bản khác nhau để ứng phó với từng trường hợp cụ thể. Năm 2017, mục tiêu đặt ra là GDP tăng trưởng 6,7%; quy mô nền kinh tế là 5,1 triệu tỷ đồng.
“Đây là kịch bản rất lạc quan, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi chưa vững chắc; tình hình kinh tế của một số đối tác lớn trong thương mại, đầu tư dự báo là không tốt, vì vậy cần phải có những phương án dự phòng trên cơ sở GDP không đạt mục tiêu, thu ngân sách nhà nước không đạt dự toán để chủ động, linh hoạt trong điều hành ngân sách, tránh trường hợp “lỡ chi”, trong khi nguồn thu chưa có buộc phải vay nợ khiến bội chi và nợ công tăng cao”, ông Thanh đề xuất.
Đề cập đến bội chi, nợ công, bà Trần Thị Quốc Khánh, Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội lo lắng về một trong những nguyên nhân dẫn đến bội chi và nợ công là tình trạng chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính không nghiêm. Vừa qua, Kiểm toán Nhà nước tập trung kiểm toán các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và các ngành, nghề, lĩnh vực sử dụng vốn, tài sản nhà nước dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực. Kết quả là Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện vi phạm về tài chính trên 135.000 tỷ đồng; đã kiến nghị thu hồi hơn 53.000 tỷ đồng, xử phạt hành chính hơn 13.000 tỷ đồng…
“Có thể nói, bức tranh quản lý ngân sách nhà nước, sử dụng vốn và đầu tư công còn rất nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, nợ công và ngân sách nhà nước chưa cao”, bà Khánh nhận xét và đề nghị Bộ Tài chính có báo cáo cụ thể, chi tiết, rõ ràng về từng địa chỉ, số lượng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân dẫn đến tham ô, tham nhũng, thất thoát, lãng phí, chỉ có như vậy mới bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, tiết kiệm là quốc sách hàng đầu như tinh thần Nghị quyết 07-NQ/TW.
-
Đầu năm, nhiều dự án nghìn tỷ được đưa vào hoạt động ở Quảng Nam -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Dừng đầu tư hạng mục tuyến tránh TP. Bảo Lộc theo hình thức hợp đồng BT -
Hải Dương đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/2 -
2 Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
3 Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
4 Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
5 USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024