Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Chi hơn 1 tỷ USD nhập xăng dầu chỉ trong 2 tháng đầu 2022
Thế Hải - 25/03/2022 15:36
 
2 tháng đầu năm 2022, lượng xăng dầu nhập khẩu đạt 1,35 triệu tấn, trị giá 1,08 tỷ USD, giá trung bình 805,6 USD/tấn, tăng thêm 212 USD/tấn so với giá nhập khẩu trung bình cả năm ngoái.
Giá nhập khẩu xăng dầu 2 tháng đầu năm 2022 tăng thêm 212 USD
Giá nhập khẩu xăng dầu 2 tháng đầu năm 2022 tăng thêm 212 USD/tấn so với giá nhập khẩu trung bình năm 2021

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 02/2022 tiếp tục tăng 22% về lượng và tăng 39,9% về trị giá so với tháng trước, đạt 747.510 tấn, trị giá 631,5 triệu USD, giá nhập khẩu trung bình 844 USD/tấn, tăng 108 USD/tấn với tháng 01/2022.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, lượng xăng dầu nhập khẩu đạt 1,35 triệu tấn, trị giá 1,08 tỷ USD, giá trung bình 805,6 USD/tấn, tăng 2,6% về lượng và tăng 65,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ Malaysia, chiếm 29% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, đạt 402.040 tấn, trị giá 315,7 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và tăng 57,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tiếp đến là thị trường Hàn Quốc, chiếm tỷ trọng 25,8%, giảm 15,3% về lượng và tăng 27,1% về trị giá, đạt 348.819 tấn, trị giá 281,7 triệu USD; riêng tháng 02/2022 nhập khẩu từ thị trường này tăng 83,7% về lượng và tăng 107% về trị giá, giá trung bình 830 USD/tấn, tăng 94 USD.
Nhập khẩu xăng dầu từ Thái Lan đạt 173.422 tấn, trị giá 104 triệu USD, giảm 18% về lượng và tăng 34% về trị giá.

Ở chiều xuất khẩu, 2 tháng qua, nước ra đã xuất khẩu 321.720 tấn, trị giá 240,2 triệu USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 72,0% về trị giá. 

Campuchia vẫn là thị trường xuất khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam, với lượng xuất khẩu 2 tháng  109.400 tấn, trị giá 85,0 triệu USD, giảm 21,5% về lượng và tăng 32,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, chiếm 75,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tiếp đến là thị trường Singapore chiếm 17,0% trong tổng lượng và 14,8% tổng kim ngạch, đạt 25.326 tấn, kim ngạch 16,6 triệu USD, tăng mạnh 81,2% về lượng và tăng 160,6% về trị giá.

Thị trường xăng dầu thế giới đã tăng nhiệt từ năm 2021 và  diễn biến căng thẳng hơn từ đầu năm 2022, do tác động từ xung đột Nga - Ukraine, nguồn cung xăng dầu bị ảnh hưởng trong khi nhu cầu xăng dầu tăng khi các nước triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế

Năm 2021, cả nước nhập khẩu đạt 6,96 triệu tấn xăng dầu, trị giá 4,14 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng và tăng 24,6% về trị giá so với năm 2020; giá trung bình 593 USD/tấn, tăng 191 USD/tấn so với giá nhập khẩu của năm trước.

Như vậy, giá nhập khẩu xăng dầu trung bình 2 tháng 2022 đã tăng thêm 212 USD/tấn so với giá nhập khẩu của năm 2021.

Để hạ nhiệt giá xăng dầu, giảm áp lực lên lạm phát, hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệpỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa đồng ý, giảm 2.000 đồng thuế môi trường trên mỗi lít xăng đến hết năm nay, theo đề nghị của Chính phủ.

Cụ thể, thuế này bắt đầu giảm từ 1/4/2022 đến 31/12/2022, sau ngày này, thuế sẽ quay về mức đang áp dụng, là 3.800-4.000 đồng với xăng, 2.000 đồng/lít với dầu.

Sau giảm thuế này, mỗi lít xăng dự kiến giảm tương ứng 2.200 đồng (gồm VAT) và giá dầu cũng được điều chỉnh 1.100 đồng.

Sức ép lên thị trường khi giá xăng dầu “nhảy múa”
Từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng dầu trong nước đã tăng 3 lần liên tiếp, cao nhất trong 8 năm trở lại đây, gây ảnh hưởng đến nhiều lĩnh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư