
-
Làm sao để tránh xa sữa giả và sữa kém chất lượng?
-
Bộ Y tế nghiêm cấm bác sỹ, dược sỹ quảng cáo thực phẩm chức năng
-
Mỹ phẩm OHUI PRIME bị tố không nhãn phụ, không hóa đơn
-
Dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2: Không thể tiếp tục chậm trễ
-
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi toàn bộ sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus -
Cục Quản lý Dược lên tiếng về vụ thuốc giả tại Thanh Hóa
Liên quan đề xuất của Long An và TP.HCM về việc rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca, chiều 20/9, Bộ Y tế đã có công văn gửi tới các sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
![]() |
Bộ Y tế cho phép rút ngắn khoảng cách 2 mũi AstraZeneca. |
Văn bản do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên ký nêu rõ các sở y tế căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực bảo vệ khi tiêm mũi 2 để tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc-xin AstraZeneca.
Thời gian tối thiểu giữa hai mũi vắc-xin phải đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phù hợp với tình hình dịch bệnh, đáp ứng được công tác phòng chống dịch.
Cụ thể, Bộ Y tế cho hay theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc-xin AstraZeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22, hiệu lực bảo vệ của vắc-xin đạt 69,2%. Sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần, hiệu lực đạt 55,1%. Sau 6-8 tuần, tỷ lệ này là 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%.
Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, mũi 2 nên được tiêm trong khoảng 4-12 tuần sau mũi 1. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi vắc-xin này từ 8 đến 12 tuần.
Bộ Y tế đã hướng dẫn tiêm mũi 2 vắc-xin AstraZeneca hoặc vắc-xin do hãng Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 vắc-xin AstraZeneca sau 8-12 tuần (tại Quyết định số 3588 ngày 26/7 và Công văn số 6030 ngày 27/7).
Xuất phát từ tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng vắc-xin nhằm mục đích tăng độ bao phủ, tiêm sớm và đúng lịch để phòng chống dịch, ngày 8/9/2021 Hội đồng tư vấn chuyên môn vể sử dụng vắc-xin của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo.
Theo đó, trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vắc-xin Covid-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vắc-xin khác để tiêm mũi 2.
Cụ thể, nếu tiêm mũi 1 vắc-xin do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc-xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất. Nếu tiêm mũi 1 vắc-xin do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc-xindo Pfizer sản xuất và ngược lại.
Trong ngày 19/9, 432.575 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vắc-xin đã được tiêm là 34.553.590 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 27.913.529 liều, tiêm mũi 2 là 6.640.061 liều.

-
Yêu cầu truy vết toàn diện vụ sữa, thuốc giả: Xử nghiêm không có ngoại lệ
-
Sởi lan rộng tại Hà Nội, nhóm trên 10 tuổi chiếm tỷ lệ mắc cao nhất
-
Bộ Y tế cảnh báo cẩn trọng với quảng cáo sai sự thật về thực phẩm bảo vệ sức khỏe
-
Tin mới y tế ngày 19/4: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong điều trị tim mạch, đột quỵ
-
Làm sao để tránh xa sữa giả và sữa kém chất lượng? -
Bộ Y tế nghiêm cấm bác sỹ, dược sỹ quảng cáo thực phẩm chức năng -
Mỹ phẩm OHUI PRIME bị tố không nhãn phụ, không hóa đơn -
Dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2: Không thể tiếp tục chậm trễ -
Tin mới y tế ngày 18/4: TP.HCM khởi công bệnh viện đa khoa công nghệ cao quy mô lớn -
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi toàn bộ sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus -
Cục Quản lý Dược lên tiếng về vụ thuốc giả tại Thanh Hóa
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu