Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Chống chỉ định tiêm vắc-xin Covid-19 cùng loại với người có tiền sử phản vệ độ 2
D.Ngân - 16/07/2021 08:54
 
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, người có tiền sử phản vệ độ 2 trở lên không được tiêm vắc-xin Covid-19 cùng loại.

Bộ Y tế đã ban hành quyết định 3445/QĐ-BYT Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.



Theo hướng dẫn mới, những người bị tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên (nêu rõ tác nhân dị ứng) thuộc diện chống chỉ định tiêm chủng vắc-xin cùng loại.

Trong hướng dẫn mới, mẫu phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 mới được bổ sung 3 nội dung sàng lọc, gồm: Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; tiền sử bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; đã tiêm 1 mũi vắc-xin phòng Covid-19.

Theo hướng dẫn mới này, những người bị tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên (nêu rõ tác nhân dị ứng) thuộc diện chống chỉ định tiêm chủng vắc-xin cùng loại.

Bên cạnh đó, hướng dẫn cũng nêu rõ, người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng gồm người mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng; Người đã tiêm vắc-xin Covid-19 khác trong vòng 14 ngày qua;

Người có bệnh mạn tính đang diễn biến nặng; đang bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đã cắt lách, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao (tương đương hoặc hơn 2mg prednisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày);

Người bị bệnh cấp tính; đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ; người phải chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; tiền sử bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; người có tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông…

Bộ Y tế cũng quy định người từ 65 tuổi trở lên thuộc nhóm phải chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện, nghĩa là những người này không được tiêm chủng ở điểm tiêm lưu động.

Với việc phối trộn vắc-xin Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và của các nhà sản xuất, tốt nhất là mỗi người cần tiêm đủ liều cùng một loại vắc-xin phòng Covid-19.

Trong trường hợp số lượng vắc-xin hạn chế thì ưu tiên sử dụng vắc-xin của Pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 bằng vắc-xin AstraZeneca sau 8-12 tuần, nếu người được tiêm chủng đồng ý. Những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ sau khi tiêm.

Trước thông tin cho rằng phải tiêm nhắc lại các mũi vắc-xin sau 6 tháng tiêm 2 mũi đầu, bà Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay, Thái Lan và một số quốc gia khác đang nghiên cứu sau tiêm 2 mũi vắc-xin AstraZeneca, có thể tiêm tiếp mũi vắc-xin khác để tăng cường miễn dịch.

“Tuy nhiên, đến nay WHO chưa có khuyến cáo chính thức. Nếu có bất kỳ khuyến nghị mới về vắc-xin, chúng tôi sẽ chia sẻ ngay tới người dân”, bà Hồng nói.

Theo thông tin của Bộ Y tế sáng ngày 16/7, có thêm 21.815 người được tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 trong ngày 15/7/2021. 

Như vậy tổng cộng đến nay, Việt Nam dã thực hiện tiêm chủng 4.185.623 liều vắc-xin phòng Covid-19, trong đó số người đã được tiêm 1 mũi là 3.890.947 người; số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 294.676 người.

Việt Nam phấn đấu đặt mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng, ước khoảng 70% dân số Việt Nam (khoảng 75 triệu người) trong độ tuổi chỉ định phải được tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.

Pfizer cam kết cung ứng bổ sung cho Việt Nam 20 triệu liều vắc-xin cho trẻ từ 12 -18 tuổi
Ngày 14/7, đại diện Pfizer cam kết cung ứng bổ sung cho Việt Nam 20 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 12 -18 tuổi.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư