-
Khi doanh nhân F1 và F2 cũng ngồi bàn chuyển giao thế hệ -
Bà Huỳnh Bích Ngọc trở lại Hội đồng quản trị TTC AgriS -
CEO Trần Lê Quỳnh Diễm: Nâng tầm dược liệu hữu cơ trên vùng gò đồi Cam Lộ -
Doanh nghiệp, doanh nhân ngành giao thông trước sứ mệnh làm việc lớn, việc khó -
Doanh nhân Trương Công Bảo, Giám đốc điều hành Bảo Lân Textile: Nhắm đến giá trị bền vững cho cộng đồng -
Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường
Chủ tịch Boeng Global Brendan Nelson AO (Ảnh: Danh Khôi) |
Thưa ông, Boeing vừa khai trương Văn phòng thường trực tại Hà Nội. Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với chiến lược đầu tư, kinh doanh của Boeing tại Việt Nam?
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên mà tôi có cơ hội ghé thăm kể từ khi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Boeing Global (tháng 1/2023 - PV). Đây là một trong những thị trường quan trọng của chúng tôi.
Việt Nam là quốc gia sở hữu 100 triệu dân, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường hàng không đang phát triển nhanh chóng. Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), đến năm 2035, sẽ có 150 triệu lượt hành khách bay tại Việt Nam; và 3 năm sau, tức là năm 2038, con số sẽ là 205 triệu lượt hành khách.
Chính vì lẽ đó mà Boeing đã quyết định mở Văn phòng thường trực tại Việt Nam. Điều này khẳng định cam kết thường trực và dài hạn của chúng tôi về việc sẽ làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ cho sự phát triển của ngành hàng không vũ trụ Việt Nam.
Chúng tôi sẽ giúp người dân Việt Nam có thể di chuyển thuận lợi bằng đường hàng không, cũng như sẽ tạo cơ hội việc làm trong tất cả các lĩnh vực của ngành hàng không Việt Nam.
Hiện nay, Văn phòng thường trực của Boeing ở Hà Nội có 10 nhân viên và sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới, bao gồm phi công chính, các chuyên gia về an toàn và quy định hàng không, cũng như các chuyên gia phát triển chuỗi cung ứng trong khu vực.
Ông vừa nói với việc phát triển chuỗi cung ứng. Kế hoạch của Boeing về việc phát triển các nhà cung ứng tại Việt Nam ra sao, thưa ông?
Boeing có 6 nhà cung ứng tại Việt Nam và đang trong quá trình làm việc với 5 công ty khác để phát triển thành nhà cung ứng tiềm năng. Trong 6 nhà cung ứng hiện tại, có một công ty cung ứng cấp 1, số còn lại là nhà cung ứng cấp 2, cấp 3.
Mong muốn của chúng tôi là được hợp tác nhiều hơn với các công ty tương tự, đồng thời, nâng cấp họ trở thành các nhà cung ứng cấp 1. Trách nhiệm của chúng tôi là hỗ trợ đào tạo các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và các chứng chỉ cần có để trở thành một phần trong chuỗi cung ứng của Boeing. Chúng tôi tin tưởng vào Việt Nam và mong muốn phát triển các nhà cung cấp tại đây.
Cuối năm ngoái, chúng tôi đã lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Công nghệ hàng không vũ trụ Boeing tại Việt Nam. Diễn đàn đã thu hút sự tham gia của 100 công ty, nhà cung cấp và các trường đại học. Tháng 3/2023, chúng tôi đã tổ chức một hội thảo chuyên đề kéo dài 4 ngày nhằm hỗ trợ cho các nhà lãnh đạo trong ngành về vấn đề quản lý sân bay và quản lý hàng không. Chúng tôi cũng đã tổ chức một hội nghị dành cho nhà cung cấp.
Chúng tôi cũng đang làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ các hãng hàng không Việt Nam trong việc vận hàng các máy bay hiện có cũng như trong việc mua máy bay mới.
Boeing đã chính thức khai trương Văn phòng thường trực tại Việt Nam |
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam trong các cuộc tiếp xúc gần đây đều đề nghị Boeing hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành hàng không vũ trụ, bao gồm việc xây dựng một trung tâm bảo dưỡng máy bay tại Việt Nam, mà cụ thể là ở Chu Lai (Quảng Nam). Boeing nghĩ thế nào về đề nghị này?
Ông Michael Vũ Nguyễn, Giám đốc Boeing Việt Nam: Chúng tôi đã lắng nghe lời đề nghị của Chính phủ Việt Nam về mong muốn hợp tác phát triển các trung tâm bảo dưỡng tại một số địa điểm, trong đó có Chu Lai. Chúng tôi sẽ xem xét nghiêm túc về lời đề nghị này, nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa thể thông tin về quyết định cụ thể liên quan đến việc thành lập một trung tâm bảo dưỡng máy bay tại Chu Lai hay địa điểm nào khác.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang làm việc và hỗ trợ các đối tác tiềm năng tại Việt Nam, bao gồm các hãng hàng không, để xem xét các đề nghị cũng như yêu cầu của họ để có những trung tâm bảo dưỡng phục vụ khách hàng.
Ông Brendan Nelson: Ngoài ra, tôi cũng muốn nói thêm rằng, một trong những tiêu chí trong việc xem xét xây dựng trung tâm bảo dưỡng là phải có đủ số lượng máy bay Boeing, từ đó mới có thể vận hành hiệu quả trung tâm.
-
CEO Trần Lê Quỳnh Diễm: Nâng tầm dược liệu hữu cơ trên vùng gò đồi Cam Lộ -
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG: Nữ doanh nhân với tầm nhìn phát triển bền vững -
Nguyễn Hữu Vinh, nhà sáng lập Công ty cổ phần IPP Sachi: Đưa bánh tráng “xứ Nẫu” đến Hoa Kỳ -
Doanh nhân Đỗ Đăng Khoa, Giám đốc Green Is Gold: Tự tin trên hành trình khởi nghiệp xanh -
Doanh nghiệp, doanh nhân ngành giao thông trước sứ mệnh làm việc lớn, việc khó -
Doanh nhân Nguyễn Duy Hà: “Cánh hoa trên đường dài luôn đẹp hơn vòng nguyệt quế cuối con đường“ -
Doanh nhân Trương Công Bảo, Giám đốc điều hành Bảo Lân Textile: Nhắm đến giá trị bền vững cho cộng đồng
-
1 Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT -
2 Quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, gỡ vướng giải quyết án tham nhũng -
3 TP.HCM đề xuất đầu tư 3 dự án BT 14.600 tỷ đồng trả chậm bằng tiền ngân sách -
4 “Sống dở, chết dở” vì mua dự án chưa đủ điều kiện mở bán -
5 Vốn cho bất động sản: Cả tín dụng lẫn trái phiếu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Dược - Thiết bị y tế